Công nhân Công ty Ravina chuẩn bị cho vụ hoa ly Tết Nguyên đán.

Công nhân Công ty Ravina chuẩn bị cho vụ hoa ly Tết Nguyên đán.

(HBĐT) - Những ngày giáp Tết, theo chân những người buôn hoa, chúng tôi tìm đến “vựa” hoa ly xóm Khăm, Bình Sơn (Kim Bôi). “Vựa” hoa ly mà nói theo cách của các chị buôn hoa là mới được khám phá và bạt ngàn những ly vàng, ly hồng rực rỡ do chính những chị em phụ nữ Bình Sơn chăm sóc, vun trồng.

 

Không hẹn nhưng con đường dẫn vào xóm Khăm những ngày cuối  năm nhộn nhịp khác thường. Hầu hết đều là dân buôn hoa từ thành phố Hòa Bình kéo vào tận “vựa” để được tận mắt ngắm nhìn, lựa chọn những bông ly đẹp nhất. “Vựa” hoa ly xóm Khăm, Bình Sơn được hình thành từ năm 2009 do Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp công nghệ cao (Ravina) đầu tư trên hình thức thầu đất và từng bước chuyển giao kỹ thuật cho người lao động. Khác với nhiều công ty chuyên về cung cấp nhiều loại hoa, cây cảnh  ra thị trường, Công ty Ravina chủ yếu tập trung vào giống hoa ly là loài hoa đòi hỏi công nghệ cao nhưng lại có giá trên thị trường hoa hiện nay.

 

Anh  Vì Văn Trường phụ trách kỹ thuật của Công ty Ravina cho biết: Tổng diện tích hoa của Công ty hơn 4 ha,  hiện tại, toàn bộ củ giống hoa đều phải nhập khẩu với giá thành cao và bảo quản trong phòng lạnh nên trước mắt, Công ty thuê nhân công làm rồi trực tiếp chuyển giao kỹ thuật cho nhân công. Khi nhân công nắm chắc chắn mới tiếp tục nhân rộng mô hình ra hộ dân. Cũng theo anh Trường, hoa ly chủ yếu phù hợp với nhiệt độ thời tiết từ 20 - 25oC và có yêu cầu về độ ẩm khắt khe. Qua quá trình thử nghiệm và trực tiếp sản xuất tại đây cho thấy, chất đất, khí hậu ở Bình Sơn phù hợp với giống hoa này. Hiện, loại hoa này có giá bán khá cao và ổn định thị trường nên thu nhập từ nghề trồng hoa ly mang lại không nhỏ. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất để nhân rộng mô hình cho nhân dân chính là việc đầu tư hệ thống nhà lưới, kho lạnh và hệ thống nước tưới. Công ty đang tiếp tục nghiên cứu để có thể sản xuất giống hoa trong nước và đầu tư hệ thống nhà lưới để có thể thầu đất cho người dân trong xóm làm trực tiếp, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.

 

Đang vào vụ hoa Tết nên chị em công nhân ở đây khá tất bật. Ai cũng mong có được một vụ hoa bội thu, không chỉ góp phần mang lại thu nhập cho bản thân mà còn khẳng định kỹ thuật trồng hoa của mình ngày càng chắc chắn. Để chuẩn bị cho lứa hoa Tết cuối năm, ngay từ tháng 10 âm lịch, công nhân của Công ty đã bắt đầu cho đợt xuống giống. Theo anh Trường, năm nay, Công ty xuống giống khoảng  7,5 vạn gốc, cao hơn so với năm ngoái. Chủ yếu vẫn là hai loại ly vàng và ly hồng. Hoa ly là loại cây không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cao lắm, quan trọng là tính toán được vòng đời để làm sao ra hoa vào đúng dịp Tết Nguyên đán. Đặc biệt, năm nay, Công ty cũng tính đến sản phẩm bồn, chậu ly cảnh cho ngày Tết. “Thường cũng chỉ cắt hoa bán nhưng với nhu cầu của thị trường, chúng tôi cũng tạo thêm sản phẩm là bồn ly từ 4 - 5 cây phục vụ thị trường quà tặng và chơi hoa ngày Tết” - Anh Trường cho biết.

Do khí hậu năm nay khắc nghiệt, mặc dù đã có hệ thống nhà lưới nhưng những người trồng ly cũng vất vả hơn nhiều. Chị Nguyễn Thị Hồng, hơn 2 năm gắn bó với nghề trồng hoa ở đây cho biết: cả năm trồng hoa chỉ ăn nhau ở vụ hoa Tết. Hoa Tết bao giờ cũng phải đẹp hơn so với vụ thường nhưng do thời tiết nên việc chăm sóc bao giờ cũng vất vả hơn. Thức khuya, dậy sớm vất vả với nghề trồng hoa nhưng dường như chị em công nhân ở đây ai cũng vui vẻ.  Chị Bùi Thị Mai tâm sự: gắn bó với nghề trồng hoa, mình không chỉ có một nghề để kiếm sống mà còn vui vì môi trường làm việc thoải mái. Hàng ngày đều được tiếp xúc với hoa nên tinh thần vui vẻ. Tết đến, thấy nhà nào cắm bó hoa ly, mình cũng tự hào bởi đó chính là sản phẩm do mình làm ra, vun trồng, chăm sóc. Tự hào hơn là mình có thể mách cho họ mẹo làm sao để giữ hoa tươi lâu hơn, hương thơm hơn trong ngày Tết.

 

Ngoài niềm vui giản đơn ấy, nhiều chị em ở đây còn hy vọng, tương lai kỹ thuật trồng hoa ly sẽ được Công ty chuyển giao về xã để những người phụ nữ như các chị có công việc ổn định và để góp phần làm đẹp thêm cho đời.

 

 

                                                                     Đinh Hoà

 

 

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục