(HBĐT) - Ngày 18/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công văn gửi các huyện, thành phố về việc tiếp tục tăng cường các biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên lúa vụ chiêm- xuân năm 2013.

 

Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo theo dự báo thời gian tới thời tiết tiếp tục có diễn biến bất thường, do đó, các địa phương cần tập trung tăng cường chăm sóc, bón phân kịp thời cho diện tích lúa đã cấy. Bón đầy đủ và cân đối giữa các loại phân hóa học (đạm, lân, kali) theo qui trình kỹ thuật; cân đối giữa phân vô cơ và hữu cơ, giữa phân đa lượng và vi lượng. Chú ý bón thúc đúng thời điểm khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh, bắt đầu phân hóa đòng để tăng hiệu lực của phân bón; Thực hiện điều tiết nước hợp lý, tưới nước tiết kiệm để đảm bảo nguồn nước tưới dưỡng cho cây lúa và bổ sung cho cây trồng cạn; Chỉ đạo xử lý kịp thời những diện tích lúa bị nghẹt rễ, vàng lá bằng các biện pháp canh tác như điều tiết nước, sục bùn, bổ sung phân hữu cơ, kết hợp với phân vi lượng và phân bón lá; Tăng cường hướng dẫn nông dân giám sát đồng ruộng để phát hiện các ổ dịch sâu bệnh, xử lý kịp thời theo hướng dẫn của cơ quan bảo vệ thực vật; Trong trường hợp sâu bệnh có nguy cơ bùng phát cần huy động nguồn nhân lực tại chỗ, hỗ trợ vật tư, phương tiện để tổ chức dập tắt kịp thời, không để lây lan diện rộng.

                                                                                 

 

                                                                           Thu Trang

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục