Dự án nuôi cá tầm thương phẩm ở xã Hiền Lương (Đà Bắc) mở hướng phát triển kinh tế ở vùng hồ Hòa Bình. (Ảnh: Thu Trang)

Dự án nuôi cá tầm thương phẩm ở xã Hiền Lương (Đà Bắc) mở hướng phát triển kinh tế ở vùng hồ Hòa Bình. (Ảnh: Thu Trang)

(HBĐT) - Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh; sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN); sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các cấp, ngành, sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ KH-CN trong tỉnh nên hoạt động KH-CN đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh.

 

Năm qua, ngành KH&CN đã nghiệm thu 31 đề tài, đạt 96,87%. Trong đó có 19 đề tài nghiệm thu kết thúc và 12 đề tài nghiệm thu giai đoạn, các đề tài đã bám sát mục tiêu nghiên cứu và hoàn thành các nội dung theo đề cương; có 2 đề tài đạt  xuất sắc; 14 đề tài đạt khá, 3 đề tài đạt yêu cầu. Một số kết quả điển hình như: chọn được 2 giống lúa thuần ngắn ngày chịu hạn là giống CH2, CH3 để bổ sung vào cơ cấu giống cây trồng của tỉnh; lựa chọn được 15 cây trội và xây dựng  vườn giống cây ghép 4.200 cây dổi, sấu, tai chua tại trại giống Bình Thanh; hỗ trợ thiết bị và chuyển giao quy trình công nghệ cho mô hình giết mổ sạch gia súc, gia cầm tại TPHB; xử lý 4.000 tấn rơm, rạ thành phân hữu cơ tại 4 huyện bước đầu tạo thói quen cho người dân sử dụng rơm, rạ làm phân hữu cơ và góp phần vào việc bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng 2 vườn giống gốc bưởi mỗi vườn 3.000 m2 tại Trung tâm giống cây trồng và trung tâm ứng dụng tiến bộ KH-CN. Đặc biệt, tháng 12/2012, giống lúa MĐ25 do nông dân xã Mớ Đá, huyện Kim Bôi chọn tạo đã được Bộ NN&PTNT công nhận là giống cây trồng nông nghiệp mới của cả nước.

Lĩnh vực phát triển tài sản trí tuệ, nhãn hiệu tập thể rượu cần Hòa Bình, nhãn hiệu tập thể cho mía tím Hòa Bình, dệt thổ cẩm Mai Châu đã được chứng nhận, ngành tiếp tục xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam Cao Phong, nhãn hiệu tập thể cho hạt dổi Lạc Sơn, quả lặc lày huyện Lương Sơn...

 

Về công tác quản lý công nghệ và an toàn bức xạ, trong năm qua, Sở KH&CN đã thẩm tra công nghệ và thiết bị của báo cáo kinh tế kỹ thuật các dự án đầu tư vào tỉnh. Nhìn chung công tác quản lý công nghệ an toàn bức xạ và hạt nhân đã thực hiện bảo đảm theo quy định: hướng dẫn cho các chủ đầu tư lựa chọn được dây chuyền thiết bị công nghệ tiên tiến và phù hợp với quy mô đầu tư, địa điểm đầu tư, quy hoạch phát triển của lĩnh vực đầu tư trên địa bàn tỉnh; phân tích, lựa chọn được các giải pháp về thiết bị công nghệ xử lý môi trường tối ưu, phù hợp với quy mô công suất của dây chuyền nhằm giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đầu tư xây dựng và hoạt động sản xuất.

 

Về thông báo và hỏi đáp về rào cản kỹ thuật thương mại (TBT) và sở hữu trí tuệ (SHTT), trong năm qua đã cập nhật 102 lượt tin cảnh báo các nước thành viên WTO về TBT và biên tập chuyên mục hỏi - đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại và sở hữu trí tuệ trong bản tin nhanh từ tháng 1-12/2012. Số lượng trung bình 22 trang/số. Cập nhật 149 tin tức lên trang Web TBT - Hoà Bình. Các tin tức có nội dung chủ yếu về tình hình thị trường kinh tế, thương mại thế giới và thị trường Việt Nam. Phối hợp với Cục SHTT triển khai thực hiện đề án: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động sáng kiến, sáng chế của nhà nông” và mở lớp tập huấn “Thực thi quyền sở hữu trí tuệ” trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Đài PT-TH làm phóng sự tuyên truyền về xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm cam Cao Phong và rượu cần Hòa Bình và phát sóng định kỳ chương trình tuyên truyền về SHTT trên Đài PT-TH tỉnh các số từ 01-19.

 

Song song với công tác quản lý chuyên môn, công tác thanh tra KH-CN đã được triển khai một cách thường xuyên, kịp thời, Thanh tra sở đã chủ trì và phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện 7 cuộc thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho các sản phẩm hàng hóa như chất lượng xăng dầu, cân điện tử, an toàn bức xạ...

 

Về quản lý tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, Sở KH&CN đã trình UBND tỉnh phê duyệt dự án: “Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2012 - 2020”; ban hành quy chế: “Quản lý đo lường trong thương mại bán lẻ” và “Kế hoạch xây dựng áp dụng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001: 2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2012-2013”. Triển khai thực hiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 giai đoạn 2011-2013, đến hết năm 2012 đã có 18 đơn vị xây dựng xong kế hoạch triển khai (trong đó 4 đơn vị đã được đánh giá và cấp chứng nhận).

 

Đối với hoạt động của các đơn vị sự nghiệp, để chuẩn bị cho việc thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp công lập KH-CN đã trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt 2 đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động; đề án chuyển đổi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH-CN công lập và đề án thành lập nhà máy phân hữu cơ vi sinh hoạt động theo Nghị định 115/CP của Chính phủ, thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương.

 

Về dự án nông thôn miền núi: “ứng dụng công nghệ sinh học SX phân bón hữu cơ vi sinh từ than bùn, phụ phẩm nông nghiệp và quặng photphorid sẵn có ở địa phương để SX phục vụ nông - lâm nghiệp tại tỉnh Hòa Bình”. Xây dựng thành công 2 mô hình trồng thâm canh cây cam, mía tím bằng phân bón. Các mô hình này được nhân dân đánh giá cao về chất lượng phân bón, mang lại hiệu quả kinh tế cho vùng. Bên cạnh đó, việc xây dựng mô hình nhân rộng ủ rơm, rạ thành phân bón tại đồng ruộng bằng chế phẩm sinh học BIOMIC rơm, rạ tại Hòa Bình với kết quả  đã triển khai tổ chức tập huấn được 22 lớp trên 1.000 học viên của 6 xã/4 huyện và xử lý được trên 3.500 tấn phân vi sinh tại   đồng ruộng.

 

Nhằm ứng dựng mô hình công nghệ cao vào SXNN, đặc biệt là ngành thủy sản. Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH-CN đã thực hiện đề tài: “Xây dựng mô hình thử nghiệm ương giống cá tầm trong bể và nuôi thương phẩm bằng lồng lưới tại xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình”. Bước đầu đã khẳng định vùng nước hồ sông Đà nuôi được cá tầm thương phẩm trong thời gian từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau (với tốc độ cá sinh trưởng từ 0,4 - 0,6 kg/con/tháng). Trong thời gian tới, đơn vị tiếp tục theo dõi từ tháng 4 - 8 trong năm ở điều kiện nước nóng để nuôi cá cho đẻ trứng mang giá trị kinh tế cao.

 

Dự án sản xuất phân vi sinh đã được xây dựng hoàn thành đi vào sản xuất và tiêu thụ được 161,5 tấn phân hữu cơ vi sinh và 216,24 tấn phân phức hợp. Hiện nay, đề án chuyển đổi cơ chế nhà máy phân vi sinh đang trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Công tác tuyên truyền, quảng bá và tiêu thụ chế phẩm sinh học EM phục vụ trong SXNN cũng được tăng cường. Trong năm 2012 đã tiêu thụ ra thị trường được hàng ngàn lít chế phẩm đáp ứng yêu cầu xử lý môi trường, chế biến phân bón cho nhiều cơ sở trong tỉnh. Hoạt động phân tích, kiểm nghiệm và thực hiện dịch vụ khoa học và công nghệ trong năm qua có nhiều khởi sắc làm tiền đề cho việc thực hiện chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm từ năm 2014.

                                                                    

                                                             Bùi Văn Khánh

                                                       (Giám đốc Sở KH&CN)

 

Các tin khác


Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục