Xã Phú Cường (Tân Lạc) huy động cộng đồng sửa chữa, khắc phục hậu quả,  ổn định nơi ở cho hộ gặp thiên tai xảy ra vào trung tuần tháng 5.  Ảnh: B.M

Xã Phú Cường (Tân Lạc) huy động cộng đồng sửa chữa, khắc phục hậu quả, ổn định nơi ở cho hộ gặp thiên tai xảy ra vào trung tuần tháng 5. Ảnh: B.M

(HBĐT) - Ngày 22/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 70 thành lập ủy ban T.Ư Hộ đê, nay là Ban chỉ đạo PCLB T.Ư. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để công tác phòng, chống thiên tai ở Việt Nam được triển khai có tổ chức từ T.Ư tới địa phương. Thể theo nguyện vọng của ngành PCLB và đông đảo nhân dân cả nước, ngày 21/3/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ký QĐ số 89/HĐBT lấy ngày 22/5 hàng năm là Ngày truyền thống PCLB& GNTT Việt Nam.

 

Việt Nam nằm trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai, lụt, bão. Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai, lụt, bão diễn biến phức tạp, khó lường với quy mô và hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Tại tỉnh ta, diễn biến thời tiết cực đoan cũng thường xuyên gây ra những hậu quả nặng nề đối với SX và đời sống của người dân vùng chịu ảnh hưởng. Điển hình như năm 2012, tác động của thiên tai đã khiến 2 người bị thiệt mạng, 1 người bị thương, ước tính giá trị thiệt hại về vật chất khoảng trên 40 tỷ đồng. Riêng trong tháng 4/2013, mặc dù mới bước vào mùa mưa bão nhưng trên địa bàn tỉnh đã xảy ra lốc xoáy kèm theo mưa đá, tổng giá trị thiệt hại khoảng 21 tỷ đồng. Đặc biệt, theo thống kê sơ bộ trong thời gian từ cuối năm 2007 - 2012, các loại thiên tai như sạt lở,  lốc xoáy, mưa lớn kéo dài, hạn hán xảy ra trên địa bàn tỉnh đã làm 26 người chết, 2 bị mất tích, 12 người bị thương, trên 200 căn nhà bị sập và cuốn trôi, trên 450 nhà bị tốc mái, hư hại, khoảng 2.450 nhà bị ngập, trên 30 km đường giao thông bị hư hỏng, trên 285.000 m3 đất, đá bị sạt lở, hàng chục nghìn ha lúa, hoa màu và diện tích nuôi thủy sản bị thiệt hại dẫn tới giảm năng suất. Tổng giá trị thiệt hại về vật chất ước tính trên 430 tỷ đồng.   

Trước những hậu quả nghiêm trọng do thiên tai, lụt, bão gây ra và dự báo mức độ ảnh hưởng sẽ còn tiếp tục gia tăng về cả số lượng lẫn chất lượng, những năm gần đây, tỉnh ta đã chú trọng triển khai công tác PCLB&GNTT. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của tỉnh; đồng thời, các sở, ngành, địa phương đã xây dựng chương trình hành động, kế hoạch để triển khai thực hiện, lồng ghép vào kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương, đơn vị mình. Cùng với việc thường xuyên rà soát, sửa đổi, xây dựng bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về PCLB&TKCN trên địa bàn, tỉnh đã nghiêm túc xây dựng các phương án phòng, tránh, ứng phó với thiên tai, chỉ đạo sát sao quá trình thực hiện tại cơ sở. Với phương châm chủ động phòng tránh, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, bão lụt gây ra, UBND tỉnh đã sát sao đôn đốc các cấp, ngành, địa phương và đặc biệt là nhân dân nêu cao tinh thần cảnh giác và ý thức trách nhiệm để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ PCLB&TKCN hàng năm.  

Ông Trần Kim Phàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Chánh văn phòng Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh cho biết: Trong Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 18/4/2013 về công tác PCLB, GNTT và TKCN năm 2013, UBND tỉnh chỉ đạo Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương tích cực triển khai Chương trình hành động thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, trong đó, chú trọng tăng cường các hoạt động thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, kết hợp với nhiều biện pháp linh hoạt khác nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với công tác PCLB&TKCN.  

Thực tế đã chứng minh một điều, thiên tai là hiện tượng tự nhiên, tuy chúng ta chưa thể nhận biết được chính xác, kịp thời nhưng với những giải pháp quyết liệt và đồng bộ, chúng ta có thể chủ động hạn chế được thiệt hại do thiên tai gây ra. Đặc biệt, trong nỗ lực ứng phó với thiên tai, vai trò của cộng đồng với tinh thần tương thân - tương ái, giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn có một ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Đó vừa là cơ chế cứu trợ kịp thời và có hiệu quả nhanh nhất, vừa là truyền thống, là nét văn hóa của dân tộc Việt Nam cần được giữ gìn và phát huy.

 

                                                                              P.V

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục