(HBĐT) - Cùng với xu thế phát triển KT-XH, vấn đề môi trường ở tỉnh Hòa Bình cũng bị những tác động nhất định. Đó là tình trạng ô nhiễm môi trường và suy thoái về đa dạng sinh học. Thống kế, đánh giá tổng hợp hiện trạng về môi tường ở tỉnh 5 năm gần đây cho thấy, Chất lượng môi trường nước mặt của tỉnh đang bị ô nhiễm một số chỉ tiêu về hữu cơ do các hoạt động xả thải của các khu công nghiệp và khu dân cư; do lũ lụt, sạt lở đất và một số nguyên nhân khác.

 

Để đẩy mạnh thực hiện Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) và các văn bản hướng dẫn thi hành, UBND tỉnh đã kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về môi trường. Tại Sở Tài nguyên và môi trường có Phòng quản lý môi trường và Chi cục BVMT (với 23 công chức, viên chức). Tại Phòng Tài nguyên và môi trường cấp huyện đã có tổng số 15 người cán bộ làm công tác quản lý môi trường.

 

Cùng với đó, UBND tỉnh cũng tập trung chỉ đạo thực hiện các chiến lược, kế hoạch BVMT theo thẩm quyền như: ban hành các văn bản chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động BVMT trên địa bàn. Trong 5 năm qua, toàn tỉnh đã tham gia thực hiện yêu cầu BVMT trong các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chiến lược quốc gia về tài nguyên nước, quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản; quan trắc môi trường, đánh giá hiện trạng môi trường; chỉ đạo thực hiện quyết liệt đối với công tác lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và cam kết BVMT. Đến nay, tất cả các dự án đầu tư vào tỉnh đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết BVMT thì mới được cấp giấy phép đầu tư hoặc cấp phép xây dựng trước khi khởi công dự án. Tính từ năm 2005 (thời điểm Luật BVMT có hiệu lực thi hành) đến nay, UBND tỉnh đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho 186 dự án, kiểm tra xác nhận cho 3 dự án đã hoàn thành các công trình xử lý môi trường trước khi đi vào hoạt động; 61 dự án cải tạo, phục hồi môi trường và 6 đề án BVMT của các dự án đầu tư. UBND cấp huyện cũng xác nhận 501 bản cam kết BVMT, 118 đề án BVMT. Hàng năm, tỉnh cũng dành 1% tổng cho ngân sách địa phương chi cho kinh phí sự nghiệp môi trường theo quy định. Thống kê giai đoạn 2005- 2012, ngân sách tỉnh đã chi tổng số 11 tỷ 530 triệu đồng cho 33 dự án, nhiệm vụ về công tác BVMT, tiếp nhận và sử dụng 13 tỷ 659 triệu đồng từ ngân sách trung ương để chi cho việc xây dựng kế hoạch hành động nhằm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh; triển khai dự án xây dựng hệ thống xử lý chất thải lỏng cho bệnh viện đa khoa các huyện: Mai Châu, Lạc Sơn, Yên Thủy, Đà Bắc. Ngoài sự đầu tư của Nhà nước, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh trong tỉnh cũng đã chú trọng đầu tư kinh phí để xây dựng, lắp đặt và vận hành hệ thống xử lý chất thải, thực hiện chương trình tự giám sát chất lượng môi trường, đem lại hiệu quả tích cực trong sản xuất, kinh doanh và BVMT.

 

Tuy nhiên, trong quá trình thực thi các quy định của pháp luật về BVMT ở tỉnh cũng cho thấy: do hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương có những chồng chéo, bất cập (nhất là các chính sách về tài chính trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản như thuế, phí, ký quỹ và các khoản thu trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản còn thấp, không phù hợp với thực tiễn; các quy định về xử phạt hành chính, hình sự trong lĩnh vực môi trường chưa đủ mạnh) nên hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật về BVMT cũng bị hạn chế, số vụ việc vi phạm pháp luật về BVMT vẫn còn nhiều. Điều này cho thấy, các cơ quan có thẩm quyền của Trung ương cần sớm xem xét và tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về BVMT theo hướng: bổ sung các quy định về BVMT đất, ban hành các cơ chế về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra phục vụ cho việc giải quyết các tranh chấp, xung đột về môi trường. Ngoài ra cần tăng cường kinh phí đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế gắn với BVMT và xử lý ô nhiễm môi trường; tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về BVMT, có như vậy, vấn đề BVMT mới đạt hiệu quả tốt và bền vững.

 

                          

                                 Lê Hà (Sở Tư pháp)

 

 

 

Các tin khác


Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục