Ban chỉ huy PCLB huyện Lương Sơn tăng cường kiểm tra các hồ, đập trong mùa mưa bão. Ảnh: Cán bộ Ban chỉ huy PCLB huyện Lương Sơn kiểm tra công trình kè ổn định KDC chợ Bến, xã Cao Thắng.

Ban chỉ huy PCLB huyện Lương Sơn tăng cường kiểm tra các hồ, đập trong mùa mưa bão. Ảnh: Cán bộ Ban chỉ huy PCLB huyện Lương Sơn kiểm tra công trình kè ổn định KDC chợ Bến, xã Cao Thắng.

(HBĐT) - Theo Ban chỉ huy PCLB huyện Lương Sơn, năm 2013, thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn huyện làm 1 người chết; 12 nhà bị ngập nước; thiệt hại về lúa, hoa màu 254,28 ha. Ngoài ra, mưa lũ còn ảnh hưởng tới hệ thống mương tưới và đường giao thông tại các xã Hoà Sơn, Cư Yên. Tổng giá trị thiệt hại trên 7 tỷ đồng. Ban chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB và TKCN) huyện tập trung chỉ đạo các địa phương khắc phục những thiệt hại về tài sản, hoa màu, vật nuôi và các công trình thuỷ lợi, công trình giao thông. UBND tỉnh đã hỗ trợ 935 triệu đồng cho diện tích lúa, màu bị thiệt hại do mưa bão năm 2013.

 

Năm nay, theo dự báo, tình hình thời tiết, khí hậu, thuỷ văn sẽ có những diễn biến phức tạp, khó lường, chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu. Mưa giông kèm theo lốc xoáy vào chiều và tối ngày 24, 25, 26/4/2014 đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt làm gãy đổ  nhiều diện tích ngô của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Tổng diện tích ngô bị thiệt hại 766,276 ha, trong đó, diện tích thiệt hại từ 70% trở lên 689.076 ha; diện tích thiệt hại từ 30 - 70% là 77, 2 ha. ước tính thiệt hại khoảng 19 tỷ đồng. Cơ quan chuyên môn huyện đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các giải pháp giúp nông dân khắc phục thiệt hại do thiên tai, khôi phục lại sản xuất.

 

Đồng chí Nguyễn Xuân Tề, Phó Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn, Phó Ban chỉ huy PCLB & TKCN cho biết: Để chủ động đối phó với thiên tai, bão lũ năm nay, huyện chỉ đạo các cấp, ngành coi công tác PCLB là nhiệm vụ trọng tâm trong mùa mưa bão, chủ động phòng tránh là chính, góp phần đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân.

 

Huyện đã kiện toàn Ban chỉ đạo PCLB & TKCN, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách địa bàn. Tiến hành kiểm tra, đánh giá hiện trạng đê điều để trên cơ sở đó xác định các trọng điểm cần quan tâm trong mùa mưa bão, xây dựng phương án PCLB cụ thể, sát với thực tế của từng nơi. Các xã, thị trấn đã kiện toàn Ban chỉ huy PCLB & TKCN, lập phương án PCLB trên địa bàn, tổ chức lực lượng xung kích, lực lượng trực ban và xây dựng phương án bảo vệ các công trình công cộng các xã, thị trấn quản lý; xây dựng phương án di dời dân khi cần thiết, quan tâm đến các hộ gia đình có người già, neo đơn, gia đình chính sách và gia đình ở các khu nhà không bảo đảm an toàn.

 

Chỉ đạo các hộ nuôi thuỷ sản có kế hoạch bảo vệ con nuôi nhưng không làm cản trở dòng chảy tiêu thoát nước chống úng. Huyện chỉ đạo mỗi cơ quan, doanh nghiệp thành lập từ 1- 2 đội xung kích, mỗi đội từ 20- 30 người. Chuẩn bị đầy đủ theo phương châm “4 tại chỗ” để sẵn sàng tham gia ứng cứu những nơi xung yếu. Các nơi phát động nhân dân dọn vệ sinh môi trường, khơi thông cống, rãnh đảm bảo tiêu nước. Các công trình dở dang cũng được các đơn vị thi công có phương án bảo vệ trong mùa mưa bão. Ngành nông nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch sửa chữa, nạo vét các công trình thuỷ lợi, khơi thông hệ thống kênh mương nội đồng. Chuẩn bị đầy đủ giống, vốn dự phòng để đảm bảo sau khi có thiên tai xảy ra là tiến hành khôi phục sản xuất. Các xã đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức quán triệt phương án PCLB & TKCN năm 2014 tới từng thôn, xóm đội sản xuất...  để nhân dân biết và thực hiện.

 

Các ngành, địa phương thực hiện tốt các chính sách xã hội, công tác cứu trợ thiên tai và khắc phục hậu quả bão, lụt, ổn định đời sống cho nhân dân, tái thiết và khôi phục sản xuất, môi trường sinh thái sau thiên tai. Tổ chức tốt công tác thường trực PCLB & TKCN theo quy định, sẵn sàng ứng phó kịp thời với những diễn biến thiên tai nhằm góp phần giảm nhẹ thiên tai, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại, giữ vững ANCT -TTATXH, ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân.

 

 

                                                                          Đinh Thắng

 

 

 

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Từ tháng 4 - 9/2024, đề phòng các hình thái thời tiết nguy hiểm

Nhận định về các hình thái thời tiết từ tháng 4-9/2024, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, từ tháng 4-6/2024, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%. Bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục