Người dân tổ 14, phường Thái Bình thẫn thờ nhìn cánh đồng màu nguy cơ mất trắng do lũ quét.

Người dân tổ 14, phường Thái Bình thẫn thờ nhìn cánh đồng màu nguy cơ mất trắng do lũ quét.

(HBĐT) - Theo những người dân sống dọc tuyến suối Chăm của thành phố Hòa Bình, đã rất lâu, kể từ năm 2007 đến nay, trận lũ quét lại bất ngờ ập đến vào đêm ngày 21/9. Mặc dù kè suối Chăm đã được kiên cố từ các mùa mưa trước nhưng cũng không lại sức lũ cuồn cuộn dâng cao, ồ ạt tràn vào nhà các hộ dân, khiến nhiều gia đình trở tay không kịp.

 

Phường Thái Bình là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoàn lưu sau bão số 3 với nhiều điểm giao thông trên tuyến Quốc lộ 6 bị ách tắc do nước lũ từ đồi, núi đổ xuống kéo theo hàng chục mét khối đất, đá tràn ra đường. Sau lũ tràn qua, dọc tuyến suối Chăm, nhiều diện tích xả, cây mía trắng đang thời kỳ thu hoạch cũng bị dòng nước cuốn làm gãy, đổ, ngả rạp. Một số diện tích rau, màu của người dân cũng bị cuốn phăng theo lũ suối. Đáng kể nhất là cuộc sống sinh hoạt của hàng chục hộ dân thuộc các tổ 9 – tổ 14 bị đảo lộn. Ông Nguyễn Văn Sơn ở tổ 10 kể lại: Lũ đến bất ngờ trong đêm khiến gia đình vô cùng hoang mang, hoảng sợ, khoảng 2 giờ sáng bừng tỉnh thì thấy nước ập vào nhà. Lúc ấy, cả nhà 6 người chỉ nghĩ còn cách xếp chồng bàn, ghế lên cao chống nước dâng, bảo toàn tính mạng cho người trong gia đình, còn toàn bộ đồ đạc, tài sản đành để ngập nước. Chống đỡ đến sáng, cuối cùng nước cũng rút đi để lại hàng chục cm bùn, đất, hầu hết các vật dụng của gia đình đều đã hư hỏng, đàn gà nuôi nhốt trong chuồng cũng bị lũ cuốn sạch.

 

      

              Các hộ dân tổ 10 thu dọn đồ đạc bị mưa lũ làm hư hỏng.

 

Nhà cửa, chuồng trại ngập trong lũ với mức nước thấp nhất 60 cm. cao nhất trên 1m. Trong đêm lũ quét tràn về, các hộ thức trắng đêm chống đỡ chờ nước rút. Tuy không có thiệt hại về người nhưng nhiều tài sản của dân đã bị hư hỏng. Đơn cử như gia đình chị Bùi Thị Cảnh ở tổ 14, phường Thái Bình bị hư hỏng 2 tủ lạnh và nhiều vật dụng giường, tủ, chăn, đệm do nước vào, bức tường chắn bị nước lũ từ trên đồi xối xuống làm đổ sập. 2 ngày sau mưa lũ, các xóm, tổ trên địa bàn phường Thái Bình đang gấp rút thống kê mức độ thiệt hại. Thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo, cập nhật tình hình từ cơ sở, Ban chỉ huy PCLB & TKCN thành phố đã tập trung chỉ đạo, đôn đốc ứng cứu hộ dân khắc phục hậu quả.

 

Sáng ngày 21/9, sau khi nước rút được vài giờ đồng hồ, các tổ dân phố đã tổ chức đến từng hộ kiểm tra, thăm hỏi và tập hợp, huy động lực lượng nòng cốt đoàn viên thanh niên, các hội, đoàn thể khác cùng với gia đình gặp lũ quét thu dọn, tát hết phần bùn, nước ứ đọng tại khu vực nhà ở, sân, vườn, chuồng trại chăn nuôi…, hỗ trợ, động viên các hộ dân nhanh chóng ổn định cuộc sống. Tại các điểm sạt lở đất gây cản trở giao thông trên tuyến Quốc lộ 6, lực lượng ứng trực đã có mặt kịp thời cùng các phương tiện máy móc xử lý phần đất sạt, sụt đảm bảo việc lưu thông vận chuyển trên trục đường giao thông quan trọng. Một số đoạn đường bị nước tràn, đất đá xối xuống nền trên đường Tây Tiến đã được các hộ dân quanh khu vực thu dọn không để ảnh hưởng đến giao thông đi lại.

 

Đồng chí Nguyễn Đình Chung, Phó trưởng phòng Kinh tế, cơ quan thường trực BCH PCLB & TKCN thành phố Hòa Bình cho biết: Lũ quét gây ảnh hưởng trực tiếp tại địa bàn phường Thái Bình, các xã, phường khác đến thời điểm này không báo cáo. Với sự ứng cứu kịp thời, quán triệt phương châm “4 tại chỗ” trong PCLB, phường Thái Bình đã sớm khắc phục hậu quả, từng bước ổn định đời sống, sinh hoạt của hộ dân. Diễn biến mùa mưa bão còn kéo dài trong vài tháng tới, thành phố yêu cầu các đơn vị, xã, phường tiếp tục theo dõi tình hình mưa bão, triển khai phương án đảm bảo an toàn về người và tài sản, hướng dẫn người dân chủ động phòng tránh, duy trì lực lượng, phương tiện thường trực cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống xảy ra nhằm phòng chống lũ bão hiệu quả, giảm nhẹ mức độ thiệt hại do tác động của thiên tai.

                                                               

 

                                                                    Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Thời tiết giao mùa: Cảnh báo dông sét, mưa đá

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, tháng 5 là giai đoạn có sự chuyển biến thời tiết từ mùa lạnh sang mùa nóng, mùa khô sang mùa mưa ở Bắc Bộ nên các hiện tượng dông mạnh kèm lốc, sét, mưa đá có khả năng xuất hiện nhiều nhất trong năm, đặc biệt ở vùng núi do tác động của địa hình có thể tạo ra các ổ mây đối lưu phát triển mạnh, hệ quả là gây ra các trận dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương làm việc với Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh

Ngày 8/5, đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương do đồng chí Chu Thị Thu Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm (BCĐ ATTP) tỉnh về việc triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2024.

Huyện Yên Thủy: Thiệt hại cây trồng do nắng nóng, khô hạn gần 13,3 tỷ đồng

Theo phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Thủy, từ ngày 23 - 30/4, trên địa bàn huyện nắng nóng gay gắt kéo dài, nhiệt độ 39 - 40 độ C; trời không mưa, trữ lượng nước tại một số hồ, đập cạn, không đủ khả năng tưới ảnh hưởng đến diện tích cây trồng. Nhiều giếng đào, giếng khoan phục vụ nước sinh hoạt cho người dân ở một số xã cũng bị cạn nước.

Điện lực Mai Châu tăng cường đảm bảo hành lang an toàn lưới điện

Vào mùa mưa bão, việc không đảm bảo hành lang an toàn lưới điện (HLATLĐ) là một trong những nguyên nhân gây sự cố điện. Thời gian qua, Điện lực Mai Châu đã tăng cường kiểm tra, phát quang cây cối trong và ngoài HLATLĐ để ngăn ngừa sự cố trong mùa mưa bão.

Ứng phó với mưa dông, mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Ngày 6/5, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai -Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh có Công văn số 30/BCH-VP về việc ứng phó với mưa dông, mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Hội nghị toàn quốc về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng

Chiều 5/5, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024. Đồng chí Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục