Anh Bùi Ngọc Thơ phấn khởi dẫn chúng tôi đi tham quan 19 ha rừng keo ở xóm Rú 4- xã Xuân Phong.

Anh Bùi Ngọc Thơ phấn khởi dẫn chúng tôi đi tham quan 19 ha rừng keo ở xóm Rú 4- xã Xuân Phong.

(HBĐT) - Xã Xuân Phong (Cao Phong) có 98% dân số là đồng bào Mường, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Ngay từ tháng 4/2009, nhận thức được vai trò của trồng rừng, chính quyền và nhân dân xã Xuân Phong đã triển khai dự án trồng rừng theo cơ chế sạch, với sự hỗ trợ của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Chu kỳ dự án 15 năm nhưng bước đầu đã cho thấy hiệu quả tốt.

 

Trồng rừng sạch theo dự án JICA Nhật Bản ở xã Xuân Phong là mô hình đầu tiên của Bộ NN&PTNT triển khai tại các xã miền núi phía Bắc với 3 mục tiêu: phục hồi đất bị suy thoái; giảm lượng khí CO2; tăng thu nhập cho các hộ nhờ sản xuất gỗ và bán tín chỉ CO2.

Đồng chí Bùi Hồng Toán, Chủ tịch UBND xã Xuân Phong cho biết: Sau khi được khảo sát qua Trạm KN – KL, dự án trồng rừng theo cơ chế sạch được UBND xã bắt đầu triển khai từ tháng 4/2009 với diện tích gần 120 ha và trồng rừng theo chu kỳ 15 năm. Toàn xã có 310 hộ đăng ký tham gia dự án, tập trung ở 3 xóm là xóm Rú 4, xóm Nhõi 1và xóm Nhõi 2. Địa điểm được lựa chọn để trồng rừng là những vùng đất đồi trọc không thể sản xuất, nơi rừng đã bị chặt phá để canh tác. Hai loại cây cho hiệu quả cao trong việc cải thiện môi trường do hấp thụ được nhiều khí CO2 và sản xuất ra nhiều khí Oxi là keo tai tượng và keo lá tràm đã được bà con trồng trong dự án.

Đến xóm Rú 4, anh Bùi Ngọc Thơ, trường xóm nhiệt tình dẫn chúng tôi đi thăm quan mô hình 19 ha khu rừng keo của xóm. Những hàng keo cao tầm 8-10 m cứng cỏi, xanh mát, khỏe khoắn, làm dịu không khí khiến cho ai nấy đi qua đều cảm thấy dễ chịu. Xa xa bên xóm Nhoi, rừng keo cũng vươn lên khoe sắc xanh biếc của núi rừng đại ngàn. Cả rừng keo như những chàng “thanh niên trẻ” đang căng tràn nhựa sống, tiếp thêm luồng khí mới cho bà con nơi đây. Được biết, anh Bùi Ngọc Thơ cũng là một trong những tấm gương đi đầu trong phong trào trồng rừng ở nơi đây.

Với sự hỗ trợ của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), nhận thức được vai trò to lớn của rừng sạch,  5 năm qua, hàng trăm người dân xã Xuân Phong đã tin tưởng, chủ động góp đất để thực hiện dự án đặc biệt, đổi lại, họ được tài trợ giống, phân bón, được tập huấn cách chăm sóc, được trả công trồng, chăm sóc và được hưởng 100% giá trị tài sản trên diện tích rừng mình trồng và được bán “tín chỉ vacbon”. Ông Bùi Minh Phúc, xóm Rú 4 nhận trồng 0,5 ha rừng phấn khởi cho biết: Trước đây, gia đình chỉ trồng cây lấy củi, bán được ít tiền. Nay nhờ có dự án trồng rừng sạch lại được cấp tín chỉ CO2 nên nhà nào cũng mong đợi kết quả cao khi thu hoạch.

Mô hình trồng rừng sạch được tiến hành theo từng phân tầng, được đo đếm tại thực địa 5 năm 1 lần trước khi kiểm chứng. Các chuyên gia lâm nghiệp trong tổ chức JICA ít nhất mỗi năm về xã 1 lần để đánh giá chất lượng rừng trồng, phát dọn thực địa, đầu tư giống cây và tiến hành giám sát lượng CO2 tại các bể sinh khối trên và dưới mặt đất, hướng dẫn lấy khí CO2. Sau 10-15 năm, dự án rừng sạch sẽ được khai thác theo kiểu “chồng vốn”,  có nghĩa là ban đầu sẽ khai thác khoảng 1/3 diện tích rừng, sau đó, 1/3 diện tích rừng bị khai thác này lại được trồng lại và khai thác tiếp.  Sau 5 năm triển khai, dự án này đã, đang và sẽ mang lại sự nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng ngày càng cao, góp phần đầu tư cho phát triển ngành Lâm nghiệp tỉnh; phục hồi rừng và quản lý, phát triển rừng bền vững, ổn định và nâng cao đời sống kinh tế cho đồng bào vùng nông thôn, miền núi.

Không giấu nổi niềm vui, đồng chí Bùi Hồng Toán phấn khởi, hứa hẹn với chúng tôi :“Đây sẽ là mô hình trồng rừng hiệu quả, mang lại thu nhập cao cho người sử dụng đất mà không cạnh tranh không gian, cây rừng phát triển tốt, đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng. Chính quyền và bà con xã Xuân Phong quyết tâm bám đất, bám rừng, để có thêm nhiều mô hình trồng rừng bền vững, mang lại no ấm cho người dân và môi trường sống ngày càng được cải thiện”

 

 

                                          Hoàng Thảo

 

 

Các tin khác


Đảm bảo cấp điện trong mùa mưa bão

(HBĐT) - Trong mùa mưa bão, những sự cố về điện rất dễ xảy ra, gây gián đoạn cung cấp điện và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lưới điện. Thời gian qua, Điện lực thành phố Hòa Bình đã triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn lưới điện trong mùa mưa bão, kịp thời khắc phục khi xảy ra sự cố mất điện.

Kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại huyện Lạc Thuỷ

(HBĐT) - Chiều 28/9, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Mực nước lũ trên sông Bôi đang xuống chậm

(HBĐT) - Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, do mưa lớn, mực nước trên sông Bôi tại trạm Hưng Thi (Lạc Thủy) đã đạt đỉnh là 1.380 cm lúc 14 giờ ngày 28/9/2023. Lúc 15 giờ ngày 28/9 là 1.376 cm, cao hơn báo động III là 73 cm.

Huyện Cao Phong: Mưa lũ làm một người tử vong

(HBĐT) - Hồi 15h20' ngày 28/9, các lực lượng chức năng tìm thấy thi thể anh Bùi Văn T, sinh ngày 10/11/1982, trú tại xóm Bưng 1, xã Thu Phong, huyện Cao Phong. Trước đó, hồi 15h ngày 27/9, anh T đi ra suối Bưng và bị nước lũ cuốn mất tích. Nhận được thông tin, Công an huyện và Ban Chỉ huy quân sự huyện Cao Phong đã tổ chức lực lượng cùng cán bộ UBND xã Thu Phong, xã Bắc Phong và thị trấn Cao Phong đi dọc suối Bưng tìm kiếm.

Huyện Yên Thủy: Hơn 440 ha lúa bị ngập úng do mưa lớn

(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện Yên Thủy, từ ngày 26 đến 14h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra các đợt mưa to đến rất to liên tục, tổng lượng mưa đo được ở trạm đo mưa xã Lạc Lương đạt 290 mm, trạm đo mưa xã Đoàn Kết 160 mm, trạm đo mưa xã Yên Trị 279,2 mm. Mưa lớn liên tục trong 3 ngày đã gây ngập lụt hầu hết diện tích cây trồng, ngập úng, sạt lở một số nhà dân, tuyến đường trên địa bàn.

Huyện Kim Bôi: Thiệt hại do mưa lũ gần 6 tỷ đồng

(HBĐT) - Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, từ đêm ngày 25 - 28/9, trên địa bàn huyện Kim Bôi có mưa to đến rất to kéo dài. Lượng mưa trung bình 210 mm, gây thiệt hại về tài sản của người dân và công trình hạ tầng giao thông. Trong đó có 4 hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở phải di dời, 85 ha lúa và cây màu bị ngập, 7 điểm đường sạt lở chia cắt giao thông... Thiệt hại ước tính gần 6 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục