(HBĐT) - Với phương châm giảm thiểu các tác hại do bão lũ gây ra dự vào cộng đồng là chủ yếu, Hội CTĐ tỉnh đã triển khai thực hiện dự án “Trồng rừng ngập mặn - Giảm thiểu rủi ro thảm họa” (TRNM - GTRRTH) tại 5 xã: Mãn Đức, Thanh Hối, Đông Lai, Tử Nê, Ngọc Mỹ (Tân Lạc). Đây là dự án do Hội CTĐ Nhật Bản tài trợ thông qua Hiệp Hội CTĐ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tại Hà Nội.

 

Được sự giúp đỡ của Hội CTĐ Nhật Bản tài trợ các hoạt động dự án tập trung chủ yếu nâng cao năng lực cho cộng đồng như: tuyên truyền, mở các lớp tập huấn về quản lý rủi ro thảm họa và biến đổi khí hậu, tập huấn sinh kế về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, tổ chức các cuộc diễn tập phòng ngừa, ứng phó thảm họa, trồng rừng phòng hộ và thực hiện các tiểu dự án tại cộng đồng...  Các hoạt động của dự án TRNM GTRRTH đã và đang gióp phần vì một cộng đồng an toàn, đồng thời nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền địa phương, người dân.  

Các hoạt động đầu tiên trong năm 2014 phải kể đến là tiếp tục chăm sóc và bảo vệ diện tích rừng phòng hộ đã trồng từ năm 2012 tại 2 xã Mãn Đức và Thanh Hối. Để bảo vệ và chăm sóc rừng, Ban điều hành dự án Tỉnh hội đã triển khai tập huấn và thành lập các đội bảo vệ rừng tại các thôn, xóm nằm trong vùng dự án. Tuy diện tích rừng còn ít nhưng đây là cánh rừng đầu nguồn có tầm quan trọng bảo vệ cho các hồ, đập tại 2 xã góp phần đảm bảo tưới tiêu và đảm bảo an toàn cho cộng đồng nằm trong vùng hạ lưu.  

Song song với các hoạt động trồng và bảo vệ rừng, Ban điều hành dự án Tỉnh hội tiếp tục mở 3 lớp tập huấn về quản lý rủi ro thảm họa về biến đổi khí hậu cho cán bộ cấp thôn, đại diện các hộ dân và lực lượng tình nguyện viên CTĐ 5 xã đang triển khai dự án, học viên được cung cấp kiến thức, kỹ năng về công tác phòng ngừa, ứng phó thảm họa, giảm thiểu rủi ro khi có thiên tai gây ra và 5 lớp tập huấn về sinh kế với nội dung chủ yếu kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, hạn chế rủi ro trong điều kiện biến đổi khí hậu để từ đó tìm ra biện pháp phù hợp thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi, trồng trọt tại địa phương.  

Nhằm tiếp tục nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở, nhân dân 2 xã trong việc sẵn sàng ứng phó ảnh hưởng của thiên tai; phát huy vai trò của cán bộ, hội viên và tình nguyện viên CTĐ trong cộng đồng về phòng ngừa, ứng phó thảm họa. Ban điều hành dự án tiếp tục triển khai tổ chức 2 cuộc diễn tập tại xã Đông Lai và Ngọc Mỹ, thông qua mỗi cuộc diễn tập đều thu hút đông đảo cộng đồng tham gia, điều đó ngày càng khẳng định các hoạt động dự án được nhân dân tin tưởng ủng hộ.  

Ngoài ra, dự án còn hỗ trợ xây dựng 2 công trình tại 2 xã (Đông Lai và Ngọc Mỹ), trong đó, sửa chữa, xây dựng 2 phòng học cho học sinh mẫu giáo tại chi trường mầm non xóm Đôi, xã Ngọc Mỹ và công trình nước tự chảy của xóm Bái Trang, xã Đông Lai.  

Đồng chí Bùi Văn Huyến - Chủ tịch UBND xã Thanh Hối cho biết: Dự án đã hỗ trợ cho bà con nông dân trồng và chăm sóc rừng phòng hộ quanh khu vực hồ Tam, hỗ trợ cho một số xóm làm đường ống dẫn nước từ nguồn của các khe suối, giúp bà con có đầy đủ nước sinh hoạt. Ngoài ra, dự án tổ chức các lớp tập huấn,  cuộc diễn tập giúp nhân dân nhận biết được các nguy cơ, tác hại của rui ro thiên tai, giúp chính quyền chủ động xây dựng kế hoạch sẵn sàng ứng phó khi có thiên tai thảm họa xảy ra.  

Với các hoạt động mang ý nghĩa thiết thực, phù hợp với thực tế từng địa phương, Hội CTĐ tỉnh tin tưởng đây là một trong những dự án đem lại hiệu quả cao góp phần nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở, nhân dân 2 xã sẵn sàng ứng phó ảnh hưởng của thiên tai, thảm họa; phát huy vai trò của cán bộ, hội viên và tình nguyện viên CTĐ trong cộng đồng. 

                                                  

                                                    Hương Dung

                                                              (Hội CTĐ tỉnh)

 

Các tin khác


Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục