Lực lượng kiểm lâm khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông thường xuyên kiểm tra, kiểm soát bảo vệ rừng. Ảnh: Hồng Len (Đài PT-TH tỉnh).

Lực lượng kiểm lâm khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông thường xuyên kiểm tra, kiểm soát bảo vệ rừng. Ảnh: Hồng Len (Đài PT-TH tỉnh).

(HBĐT) - Tại vùng đệm của khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Ngọc Sơn - Ngổ Luông có 51 thôn, xóm với 2.680 hộ gia đình, 13.500 nhân khẩu chủ yếu là dân tộc Mường. Ở đây, đời sống của bà con còn nhiều khó khăn, sống phụ thuộc vào rừng, tạo áp lực lớn đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR trong khu bảo tồn.

 

 

Khu BTTN có tổng diện tích tự nhiên 19.254 ha, diện tích rừng đặc dụng 15.890,63 ha, trong đó, phân khu bảo vệ rừng nghiêm ngặt 12.171 ha, phân khu phục hồi sinh thái 3.719, 63 ha trải dài trên 7 xã thuộc 2 huyện Tân Lạc, Lạc Sơn. Bên cạnh hệ thực vật khá phong phú, đa dạng bao gồm 667 loài thực vật thuộc 373 chi của 140 họ, trong đó có nhiều loài thực vật quý hiếm và đặc hữu, KBTTN còn là nơi sống của hàng trăm loài động vật, trong đó có 32 loài nguy cấp được liệt kê trong sách đỏ thế giới, 53 loài có trong danh mục sách đỏ Việt Nam. Để quản lý, bảo vệ rừng bền vững, Ban Quản lý KBTTN Ngọc Sơn  Ngổ Luông xác định phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là sự tham gia tích cực từ phía nhân dân  tác nhân chính có tác động ảnh hưởng đến tài nguyên rừng.

 

Đồng chí Bùi Bình Yên, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm KBTTN kiêm Giám đốc Ban Quản lý KBTTN cho biết: Bên cạnh những giải pháp đã thực hiện về hỗ trợ phát triển sinh kế, tăng cường công tác tuyên truyền về giá trị của rừng, phối hợp với các ban, ngành thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng, Ban Quản lý KBTTN đã xây dựng mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ rừng thông qua thành lập các Ban tự quản lâm ngiệp thôn, xóm nhằm điều hành, tạo mối gắn kết chặt chẽ giữa các hộ gia đình trong thôn tham gia bảo vệ rừng. Triển khai mô hình từ năm 2013, bước đầu, việc thành lập các Ban tự quản lâm nghiệp được Ban quản lý KBT phối hợp với UBND các xã Ngổ Luông (Tân Lạc), Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do (Lạc Sơn), thí điểm thành lập 7 ban tự quản lâm nghiệp tại các xóm gồm Rì, Kháy, Trên - xã Tự Do, Đèn - xã Ngọc Lâu; Khú, Rộc - xã Ngọc Sơn và Bo - Ngổ Luông. Mỗi ban tự quản có từ 5 - 7 thành viên, hội viên là đại diện các hộ trong xóm, thôn. Các ban tự quản lâm nghiệp được UBND xã ra quyết định thành lập sau khi đã tiến hành tuần tự các bước: trưởng thôn tổ chức họp thôn và mở đại hội xã viên bầu ra các thành viên của ban tự quản, trưởng, phó ban tự quản và các thành phần giúp việc, xây dựng quy chế hoạt động và được trình thông qua đại hội để biểu quyết thông qua. Từ căn cứ này, Ban tự quản xây dựng kế hoạch tham gia hoạt động bảo về rừng đặc dụng cho cộng đồng. Kế hoạch quy định cụ thể về khu vực tuần tra, thời gian tuần tra trong ngày, lịch tuần tra trong tháng, số người tham gia, trách nhiệm của từng thành viên tuần tra và trách nhiệm của xóm, thôn trong tham gia tuần tra, bảo vệ rừng đặc dụng.

 

Cùng với kiểm lâm địa bàn, cán bộ lâm nghiệp xã, Ban tự quản lâm nghiệp thôn và cộng đồng đã tham gia xây dựng cam kết bảo vệ  rừng, theo đó người dân được phép hay bị cấm tác động vào rừng đặc dụng theo quy định pháp luật. Bản cam kết cũng quy định rõ trách nhiệm của cộng đồng, ban tự quản, kiểm lâm địa bàn, chính quyền địa phương trong phối hợp bảo vệ rừng. Kiểm lâm địa bàn còn có nhiệm vụ hướng dẫn các Ban tự quản về kỹ năng tuần tra, nghiệp vụ cơ bản trong ngăn chặn, xử lý các đối tượng vi phạm lâm luật. Theo định kỳ, cán bộ kiểm lâm địa bàn cùng ban tự quản, đại diện các nhóm tổ, hộ dân khoảng từ 10 - 12 người đi tuần tra theo các tuyến rừng có nguy cơ bị xâm hại cao, mỗi chuyến tuần tra kéo dài 1 - 2 ngày, hoạt động của từng chuyến được thông tin ghi chép đầy đủ. Việc làm này nhận được sự đồng tình, ủng hộ tích cực của người dân, chính quyền địa phương. Nhiều lần đi kiểm tra, tuần tra theo tuyến có sự tham gia của lãnh đạo UBND xã. Nỗ lực trên đã góp phần giảm rõ rệt số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

 

Năm 2013, ban tự quản lâm nghiệp các thôn, xóm đã tổ chức được 70 đợt tuần tra theo tuyến, phát hiện 25 vụ vi phạm, thu giữ 179 hộp gỗ các loại, 3 cưa máy, hỗ trợ Hạt kiểm lâm KBTTN bắt giữ và xử lý 64 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, tịch thu 3, 04 m3 gỗ các loại, 6 cưa xăng. Năm 2014, các ban tự quản đã tổ chức 58 đợt tuần tra theo tuyến, phát hiện 10 vụ vi phạm, thu giữ 141 hộp gỗ các loại, 1 cưa xăng, hỗ trợ Hạt kiểm lâm KBTTN bắt giữ và xử lý 41 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, tịch thu 2, 57 m3 gỗ các loại, 7 cưa xăng. Đồng chí Hạt trưởng Hạt kiểm lâm kiêm Giám đốc Ban Quản lý KBTTN khẳng định: Từ khi thành lập ban tự quản lâm nghiệp, các hành vi vi phạm, xâm hại đến tài nguyên rừng trong KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông giảm đáng kể, các vụ chống đối người thi hành công vụ được ngăn chặn kịp thời, rừng đã bình yên trở lại. Với phát huy hiệu quả tích cực, hoạt động mô hình bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng sẽ được KBTTN thực hiện ở những năm tiếp theo.

 

 

 

                                                                                 Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục