Ngầm Bo - Kim Bình (Kim Bôi) được xác định là điểm đen giao thông mùa mưa lũ.

Ngầm Bo - Kim Bình (Kim Bôi) được xác định là điểm đen giao thông mùa mưa lũ.

(HBĐT) - Đến giờ sau gần 1 năm, chị Bùi Thị Bích, xóm Lốc, Sơn Thủy (Kim Bôi) vẫn còn nỗi ám ánh mất đứa đưa con thơ vì lũ cuốn. Hôm ấy, trời vừa ngớt mưa, chị bế con ra ruộng, qua ngầm Bãi Vọ có việc. Nước lũ săm xắp mặt ngầm, tưởng chẳng có gì nguy hiểm. Bỗng chốc nước từ đâu dội về ào ạt, đứa con thơ mới mấy tuổi tuột mất, dòng nước cuốn đi. Mất con và ân hận vô cùng.

 

Chủ tịch UBND xã Sơn Thủy Bùi Văn Lực kể lại: Sau vụ việc đó để lại bài học hết sức đắt giá cho cán bộ và nhân dân trong xã khi giao thông qua lại ngầm tràn mùa mưa lũ về. Trên địa bàn xã Sơn Thủy có 2 ngầm là Bãi Vó dài 100 m và Bãi Ma dài 300 m, người dân 4 xóm Khoang, Lốc, Bèo Khớt, Nuốc Nó. Mùa mưa nước dâng cao rất nguy hiểm. Xã cử lực lượng công an, quân đội trực gác không cho người dân qua lại nữa.

 

Năm nào, ngầm tràn cũng là “ điểm đen” nguy hiểm và cướp đi sinh mạng của con người khi qua lại. Ngầm tràn giao thông là những ký ức đau lòng đối với những gia đình có người thân thiệt mạng. Năm 2013, ảnh hưởng con bão số 5, mưa lũ lớn đã làm thiệt mạng 3 người khi qua ngầm. 2 vợ chồng anh Bùi Văn Nhân và Ngô Thị Mai về nhà bố mẹ, qua ngầm tràn 834 (Từ Tây Phong- thị trấn Cao Phong), sau này nước rút mới thấy thi thể. Cũng cùng ngày, mưa lũ đã cuốn mất anh Nguyễn Đăng Huấn, cán bộ huyện Đà Bắc khi đi công tác, cố vượt ngầm Suối Trầm- đường 433, khu vực xã Tân Minh. Mùa mưa lũ nhiều năm trước đó, tại ngầm Bo- (ngầm tràn Kim Bình)- Kim Bôi, mưa lũ đã cuốn mất hai bố con anh Bùi Văn Thảo, 38 tuổi ở Cuối Hạ đi từ thị trấn Bo về nhà. Mùa mưa năm 2012, lũ đã cuốn trôi chị Lê Thị Thắng, 25 tuổi ở xóm Đồi 2, xã Kim Tiến đi chở măng từ xã đi qua sang chợ Bo để bán.

 

Là tỉnh miền núi, địa hình độ dốc lớn, chia cắt, nhiều suối, hạ tầng giao thông còn thấp kém, hệ thống ngầm tràn có vai trò quan trọng  liên thông các  tuyến đường nội tỉnh. Theo rà soát của ngành chức năng, trên địa bàn tỉnh có 262 trăm ngầm lớn, nhỏ, nhiều ngầm dài hàng trăm, bố trí ở vùng trũng, thường xuyên nước chảy qua. Khi mưa lũ lớn, với địa hình độ dốc lớn, rất nhiều ngầm bị ngập, có ngầm bị ngập hàng giờ, mức nước cao từ 0,5- hơn 1 m, chảy rất siết và rất nguy hiểm khi đi lại. Giao thông qua lại ngầm tràn đang là mối ẩn họa khi mưa lũ. Thống kê của cơ quan chức năng cho thấy: Những cái chết đau lòng và thương tâm tại các ngầm tràn đều do nguyên nhân chủ quan, bất cẩn của người tham gia giao thông.

 

Đã chính thức bước vào mùa mưa lũ năm 2015, các địa phương, nhất là ở cơ sở cần kiểm tra, rà soát hiện trạng hệ thống hạ tầng giao thông, triển khai các phương án PCLB, bảo đảm giao thông cụ thể. Chính quyền các địa phương cần theo dõi sát diễn biến thời tiết, tổ chức lực lượng chức năng ứng trực, bổ sung hệ thống báo hiệu nguy hiểm, tổ chức lực lượng ứng trực, kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại khi trời mưa lớn, nước lũ dâng cao. Để bảo đảm an toàn giao thông khi qua ngâm tràn, cần tổ chức tố công tác tuyên truyền, khuyến cáo người dân đề cao cảnh giác, tuyệt đối không cố vượt ngầm khi có nước dâng cao.

 

 

 

                                                                                    Lê Chung

 

 

 

Các tin khác

Cán bộ Sở GT- VT, đơn vị tư vấn giám sát dự án cải tạo nâng cấp QL6 kiểm tra các cọc chuyển vị. Ảnh: M.T
Không có hình ảnh
Quang cảnh hội nghị.
Bắc Bộ tiếp tục mưa rào, vùng núi và trung du có nơi mưa vừa, mưa to và dông. (Ảnh: VOV)

Hơn 500 hộ dân xã Tây Phong mong mỏi nguồn điện sinh hoạt đảm bảo

(HBĐT) - Mùa hè đến, nhu cầu điện cho sinh hoạt, sản xuất gia tăng nhưng ở một xã có kinh tế khá phát triển, giao thông thuận lợi như Tây Phong (Cao Phong), người dân vẫn phải ngóng trông nguồn điện cung ứng đảm bảo bởi lý do chất lượng điện. Tình trạng điện yếu xảy ra liên miên tại địa bàn phố Bằng, xóm Bằng, xóm Tây Sơn và một phần xóm Đồi làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hơn 500 hộ dân.

Nỗ lực phòng - chống “giặc lửa”

(HBĐT) - Huyện Mai Châu thuộc vùng núi cao của tỉnh, lại ở vào vị trí phía Tây Bắc, do đó mang đặc thù khí hậu nhiệt đới vùng cao Tây Bắc. Trong năm, nền nhiệt độ trên địa bàn huyện đạt mức cao nhất khoảng 38oC (nền nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22,5oC), chủ yếu rơi vào 3 tháng cao điểm mùa khô và nắng nóng (từ tháng 4 - 6 hàng năm). Đây cũng là thời điểm đòi hỏi huyện Mai Châu phải tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) để bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có.

Hỗ trợ 14,4 tỷ đồng khắc phục hậu quả hạn hán

(HBĐT) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký quyết định hỗ trợ 492,5 tỷ đồng cho 36 địa phương từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2015 để khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn vụ Đông Xuân năm 2014-2015. Trong đó, tỉnh ta được hỗ trợ 14.400 triệu đồng.

Đảm bảo an toàn cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng của thiên tai trong mùa mưa bão

(HBĐT) - Sở NN&PTNT (cơ quan thường trực Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh) ban hành Văn bản số 472 gửi UBND các huyện, thành phố về việc đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng của thiên tai trong mùa mưa bão năm 2015. Theo đó, đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Ban chỉ huy PCLB&TKCN của huyện, thành phố và các phòng, ban chuyên môn có liên quan thực hiện ngay việc khảo sát, rà soát, cập nhật, xác định những khu vực dân cư nằm trong vùng có nguy cơ thiên tai khi có mưa lũ xảy ra trên địa bàn.

Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng

(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Triển khai thu, nộp quỹ phòng - chống thiên tai

(HBĐT) - Ban Chỉ huy phòng - chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh (BCHPCTT&TKCN) vừa có văn bản về việc nộp quỹ PCLB còn tồn đọng năm 2014 và tổ chức thu, nộp quỹ PCTT năm 2015.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục