Đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hướng dẫn người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc) cách phát hiện và phòng trừ một số đối tượng dịch hại chính trên cây bưởi đỏ, bưởi da xanh.

Đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hướng dẫn người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc) cách phát hiện và phòng trừ một số đối tượng dịch hại chính trên cây bưởi đỏ, bưởi da xanh.

(HBĐT) - Bệnh đốm nâu, bệnh vàng lá thối rễ, rệp hại rễ... là những đối tượng dịch hại mới được phát hiện trên các loại cây ăn quả có múi (cam, quýt, chanh, bưởi) đang trồng ở tỉnh ta. Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật: Việc phát triển mạnh diện tích cây ăn quả có múi đã làm gia tăng nguy cơ phát sinh và gây hại của nhiều đối tượng dịch hại. Ngoài những đối tượng đã phổ biến trong nhiều năm qua, những năm gần đây xuất hiện một số đối tượng mới có mức độ gây hại đáng kể, thậm chí có thể gây thất thu hoàn toàn nếu không được xử lý kịp thời.

 

Trong các đối tượng dịch hại mới được phát hiện trên cây có múi, bệnh đốm nâu  (do nấm Guignaria phyllosticta citriasian citricarpa Kiely gây ra) rất ít được đề cập ở Việt Nam. Loại bệnh này mới được phát hiện từ năm 2014 trên cây bưởi. Đến năm 2015 đã phát hiện sự gây hại của chúng trên hầu hết các giống cam, quýt, bưởi, chanh trồng ở tỉnh Hòa Bình với mức độ gây hại khác nhau, trong đó, hại nặng nhất trên các giống bưởi đỏ, bưởi Diễn. Nguồn bệnh tồn tại trên những bộ phận của cây bị bệnh, chủ yếu trên lá, sản sinh rất nhiều bào tử rồi phát tán ra xung quanh, bám dính lên những cây khác, gặp điều kiện thuận lợi bào tử sẽ nảy mầm, bám rễ vào bề mặt vỏ quả thông qua các khí khổng hoặc các túi tinh dầu trên bề mặt lá, quả để gây hại. Nguồn bệnh có thể xâm nhập vào quả ngay từ khi quả còn non nhưng bệnh thường thể hiện triệu chứng lây lan và gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết ẩm, hại mạnh nhất vào tháng 8, tháng 9 hàng năm.  

Điều kiện thời tiết nóng, ẩm còn rất thuận lợi cho sự phát sinh gây hại của bệnh vàng lá thối rễ trên cây ăn quả có múi. Bệnh này thường xuất hiện nghiêm trọng trong mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 8. Do bộ rễ bị tổn thương không hút được dinh dưỡng, cây bị bệnh này sẽ sinh trưởng kém, nuôi quả kém, quả chậm lớn, kích thước nhỏ và dễ rụng. Khi cây bị bệnh nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và chết, cuối cùng là chết toàn cây.  

Cũng có nguy cơ gây chết toàn cây như bệnh vàng lá thối rễ, bệnh rệp hại rễ trên cây ăn quả có múi tập trung phá hại chủ yếu ở những rễ gần gốc và gần mặt đất. Rệp dùng vòi hút nhựa làm cho các bộ phận bị hại làm bộ rễ không phát triển được. Trong quá trình sống, chất bài tiết của rệp còn chứa nhiều chất đường mật, làm môi trường cho nấm bồ hóng phát triển, khiến bên ngoài của rễ có màu đen, hình thành dạng măngxông vững chắc làm thuốc khó thâm nhập. Ngoài ra, các vết thương cơ giới do rệp gây ra cũng mở đường cho các loại nấm bệnh, tuyến trùng tấn công gây hại. Rễ cây bị rệp hại hạn chế hoặc không hút được nước và chất dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng héo, rụng lá, chết cây. Hiện nay, đã phát hiện nhiều loại cỏ dại là ký chủ cho rệp, trong đó phổ biến nhất là cây ké, cây cứt lợn. 

Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết: Ngoài ba đối tượng dịch hại mới nêu trên, năm 2015 đã phát hiện mọt đục cành hại trên cây cam, hiện mới xác định được chúng thuộc giống Xyleborus, vết đục gây hại mạnh ở phần gốc và thân chính, khi mật độ cao có thể làm chết cây. Nhìn chung, các đối tượng dịch hại mới đều có mức độ gây hại đáng kể, có thể gây thất thu hoàn toàn nếu không được xử lý kịp thời. Chính vì vậy, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dịch hại trên cây ăn quả có múi, khuyến cáo người sản xuất cần chú trọng tìm hiểu và cảnh giác phòng trừ các đối tượng dịch hại mới để đảm bảo hiệu quả sản xuất, tiếp tục phát triển bền vững vùng cây ăn quả có múi trên địa bàn tỉnh. 

 

                                                               Thu Trang

 

           

 

Các tin khác


Vụ cháy rừng tại Yên Bái: Đốt cỏ ở bãi chăn thả gia súc làm cháy lan sang diện tích rừng

Đến 15 giờ 30 phút ngày 26/3, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã xác định nguyên nhân và diện tích thiệt hại trong vụ cháy rừng xảy ra tại các bản Dào Cu Nha, Hú Trù Lình, xã Lao Chải.

Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục