(HBĐT) - Nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Thái, huyện Mai Châu đã có từ lâu đời. Trước đây, chị em làm ra sản phẩm chủ yếu phục vụ cuộc sống hàng ngày của gia đình, bản thân và làm quà trong ngày cưới. Ngày nay, khi du lịch phát triển, nét đẹp, truyền thống văn hóa của dân tộc được coi trọng, giữ gìn và phát huy thì nghề dệt truyền thống đã được khôi phục mạnh mẽ. 


Các sản phẩm của HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu phù hợp với thị hiếu của chị em phụ nữ nên luôn được sự quan tâm lựa chọn.

Sản phẩm từ thổ cẩm của dân tộc Thái Mai Châu nói chung, xã Chiềng Châu nói riêng đã có mặt trên thị trường, trở thành mặt hàng được khách du lịch và người tiêu dùng ưa chuộng.

Chị Vì Thị Oanh, Giám đốc HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu chia sẻ: Năm 2009, HTX được thành lập gồm 33 xã viên. Từ sự quan tâm của các cấp, ngành và Liên minh HTX tỉnh, thành viên HTX đã được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm mới và kỹ thuật nhuộm màu tự nhiên, hoạt động marketing, nhất là tham gia các hội chợ triển lãm, hội chợ thương mại tổ chức trong tỉnh và ở các tỉnh, thành phố trên cả nước. Thông qua đó, tạo điều kiện để chúng tôi nắm bắt thị trường, xây dựng lô gô biểu tượng cho sản phẩm. 

Đồng thời, HTX giao dịch, ký kết các hợp đồng cung cấp hàng hóa, tìm được nơi bao tiêu sản phẩm ổn định và trực tiếp tính toán lập kế hoạch đầu tư vốn, mua nguyên vật liệu cho chị em dệt. Ban quản trị luôn tìm tòi, sáng tạo ra nhiều mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Nổi bật là các sản phẩm khăn dệt, khăn trải bàn, túi xách các loại, giầy dép, các loại bọc sổ, con thú nhồi bông, lót cốc, lót đĩa, đệm ngồi, gối và các loại quà lưu niệm… Những mặt hàng này luôn có thị trường tiêu thụ ổn định, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, Pháp và một số nước khác.

Hiện tại, HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu đang sản xuất và kinh doanh theo đơn đặt hàng. Khách hàng chủ yếu tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Bình… Từ nghề dệt thổ cẩm, HTX đã thu hút và tạo việc làm ổn định cho 21 thành viên trong HTX là các chị em dân tộc thiểu số với thu nhập bình quân từ 3,5 – 4 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, HTX tạo việc làm cho hơn 10 chị em không phải là thành viên nhưng thường xuyên nhận hàng về nhà làm tranh thủ những lúc nông nhàn. Trong năm 2018, HTX đã được công nhận làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Thái Mai Châu.

Chia sẻ về dự định phát triển, chị Vì Thị Oanh cho biết: Để nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Thái phát triển bền vững, mở rộng quy mô kinh doanh, tạo thêm được nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương nói chung và các thành viên trong HTX nói riêng, chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là nhà xưởng; giúp đỡ mở lớp tập huấn, đào tạo để xã viên được tiếp cận với nhiều loại mẫu mã hàng hóa phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Được hỗ trợ tham gia nhiều hơn nữa hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các hội trợ làng nghề, thương mại cũng như tạo điều kiện để HTX được tham gia hội thảo, tham quan học tập tại các làng nghề.


                                                              Thu Hiền

Các tin khác


Huyện Mai Châu: Lan tỏa phong trào thi đua quyết thắng

(HBĐT) - Những năm qua, phong trào thi đua quyết thắng được cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) lực lượng vũ trang (LLVT) huyện Mai Châu tích cực thực hiện, đi vào nền nếp, tạo nhiều chuyển biến tích cực, lan tỏa sâu rộng trong trong toàn LLVT huyện, góp phần củng cố vững chắc khu vực phòng thủ và đảm bảo an sinh xã hội.

Huyện Mai Châu: Lan tỏa khát vọng khởi nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Phát huy lợi thế về nông nghiệp, du lịch, những năm qua, nhiều đoàn viên, thanh niên huyện Mai Châu nỗ lực vượt khó khởi nghiệp, mạnh dạn xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao. Từ đó, lan tỏa đam mê, khát vọng khởi nghiệp trong thanh niên.

Huyện Mai Châu: Phát huy hiệu quả vốn vay ưu đãi

(HBĐT) - Nhờ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Mai Châu có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế để vượt lên đói nghèo, góp phần đẩy nhanh Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Hoạt động thanh niên tình nguyện hướng về cơ sở

(HBĐT) - Đoàn Thanh niên Công an huyện Mai Châu vừa phối hợp với tuổi trẻ Phòng Cảnh sát QLHC về TTATXH (Công an tỉnh) và Đoàn Thanh niên thị trấn Mai Châu tổ chức hoạt động tình nguyện hướng về cơ sở, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện chiến dịch cấp căn cước công dân (CCCD) tại địa bàn thị trấn Mai Châu.

Xã Vạn Mai: Tích cực đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

(HBĐT) - "Triển khai chương trình hành động, sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống để tạo những chuyển biến tích cực về kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn là điều cán bộ, đảng viên và Nhân dân quan tâm sau mỗi kỳ đại hội. Tại Đảng bộ xã Vạn Mai (Mai Châu), sau khi tổ chức thành công đại hội Đảng 2 cấp, cấp ủy các chi bộ trực thuộc đã khẩn trương chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiều phần việc để cụ thể hóa nghị quyết, hướng đến triển khai các chỉ tiêu đề ra ngay từ đầu nhiệm kỳ” - đồng chí Hà Thị Viễn, Bí thư Đảng ủy xã cho biết.

Huyện Mai Châu: Đổi thay từ thực hiện chính sách dân tộc

(HBĐT) - Trong những năm qua, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), huyện Mai Châu đã thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình giảm nghèo, dự án hỗ trợ phát triển KT-XH, trong đó chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn. Qua đó, tạo nguồn lực giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống đồng bào dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục