(HBĐT) - Mỗi độ Tết đến, xuân về, bản làng người Mông tại 2 xã Hang Kia và Pà Cò (Mai Châu) lại vang lên tiếng giã bánh dày. Năm nào cũng vậy, bà con đồng bào dân tộc tại tấp nập, quây quần bên chiếc cối giã bánh, tạo nên những chiếc bánh dày tròn trịa, mềm mại, thơm ngon. Với người Mông, bánh dày vừa để cúng tổ tiên vào các dịp lễ, Tết, vừa là món ăn đãi khách, nhất là những khách quý đường xa đến thăm bản.



Phong tục giã bánh dày của đồng bào người Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) được tái hiện lại trong các lễ hội.

 

Tết của người Mông không giống những nơi khác, ở đây họ ăn Tết sớm hơn Tết Nguyên Đán một tháng. Bên mâm cỗ Tết, ngoài rượu, thịt thì bánh dày là món ăn không thể thiếu của mọi gia đình. Bánh dày chỉ được làm trong ngày Tết hoặc một số ngày lễ quan trọng trong năm. Trong các nghi lễ cúng, đĩa bánh dày thường được đặt ở một vị trí trang trọng trên mâm cỗ trên các ban thờ.

Tôi đón Tết cùng đồng bào người Mông tại Hang Kia một ngày sương lạnh. Đây không phải lần đầu đến với Hang Kia, tuy vậy, hình ảnh những đứa trẻ ném cho nhau quả pao bên đường, khoe với nhau những tấm áo mới hoặc những đôi trai gái trao gửi lời yêu thương bên gốc cây mận, cây đào đang khoe sắc trong màn sương mờ ảo, điểm thêm màu khói lam từ những căn bếp khiến cho lòng tôi cảm thấy náo nức khó tả.

 

Nhâm nhi chén rượu bên bếp lửa hồng, thưởng thức món bánh dày thơm dẻo cùng anh Vàng A Đàn, xóm Hang Kia, một người bạn mà mỗi lần lên bản tôi đều ghé thăm. Anh Đàn chia sẻ: "Món bánh dày truyền thống của người Mông được làm từ gạo nếp nương. Mỗi hạt nếp được chọn lựa kỹ càng, sau khi đồ lên thì giã nhuyễn để tạo độ mịn, dẻo cho bánh. Hiện nay, bột bánh có thể được xay bằng máy để giảm bớt công đoạn, nhưng giã bằng tay tạo được độ dai đặc trưng và mang đậm nét truyền thống. Cối giã bánh được làm bằng thân cây chắn, khoét rỗng ruột, chày để giã bánh cũng phải thật cứng và nặng mới có thể giã bánh thật nhuyễn. Quan trọng nhất là công đoạn giã bánh, những người giã phải có sức khỏe thật tốt, chủ yếu là những người đàn ông khỏe mạnh, giã kỹ từ 1-2 tiếng để bánh càng dẻo, dai và ngon.

Bánh dày của người Mông còn được gọi là "Pé" hoặc "Dúa" tùy từng vùng. Đối với họ, bánh dày cũng mang ý nghĩa thiêng liêng, vạn vật như bánh chưng của người Kinh. Bánh dày tượng trưng cho mặt trời, nguồn gốc sinh ra vạn vật muôi loài, mặt khác nó còn thể hiện sự chung thủy, trong trắng của người đồng bào dân tộc Mông.

Giã bánh dày cũng là một phong tục đặc trưng của đồng bào người Mông, thể hiện sức mạnh, khát vọng về một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc, do đó đòi hỏi mỗi người giã bánh phải có sức khỏe dẻo dai, cơ thể tráng kiệt. Tham gia giã bánh đều là những thanh niên khỏe mạnh, lực lưỡng, cứ 2 người giã 1 cối, mỏi tay lại đến phiên người khác. Từng nhịp chày giã xuống nhịp nhàng, gạo quyện dần vào nhau đến khi dẻo, mịn mới thôi, càng giã kỹ thì bánh càng dẻo và càng để được lâu. Cứ thế, từng tốp từng tốp thay phiên nhau giã bánh, thể hiện sự đoàn kết trong lao động, tính kỷ luật trong cộng đồng. Khi bánh giã xong, những người phụ nữ lại chuẩn bị lá để gói bánh. Lá gói bánh là lá dong hoặc lá chuối được rửa sạch, lau khô. Bánh càng được nặn tròn càng thể hiện sự khéo léo, chứa đựng những tâm tư, tình cảm của người phụ nữ.

Bao chuyến đi công tác trên bản Mông vào dịp Tết, mỗi lần về, tôi đều mua vài chụcbánh dày về làm quà cho bạn bè, người thân. Để thưởng thức trọn vẹn hương vị, bánh phải được nướng trên than hồng hoặc cắt ra từng miếng nhỏ rán trên chảo mỡ đến khi vỏ bánh giòn lên, dậy lên mùi hương thơm đặc trưng, hấp dẫn, chấm với nước mắm hoặc mật ong khi ăn. Trên mâm cỗ lá, cùng với những món ăn truyền thống như rượu ngô, lợn bản, gà đồi thì bánh dày luôn là món ăn hấp dẫn là bất cứ ăn cũng đều muốn nếm thử trong ngày lễ trang trọng nhất của người đồng bào dân tộc Mông.

Vào dịp Tết của người Mông hay các lễ hội văn hóa, giã bánh dày còn là cuộc thi tài của các nam thanh niên hay giữa các dòng họ, bản làng với nhau. Hương vị ngọt bùi của món bánh dày và phong tục giã bánh là nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của đồng bào người Mông. Những nhịp chày chắc nịch, tiếng cười nói rộn rã, ngân vang khắp bản làng khiến mùa xuân trên Hang Kia - Pà Cò càng thêm ấm áp.


Hoàng Anh


Các tin khác


Huyện Mai Châu: Lan tỏa phong trào thi đua quyết thắng

(HBĐT) - Những năm qua, phong trào thi đua quyết thắng được cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) lực lượng vũ trang (LLVT) huyện Mai Châu tích cực thực hiện, đi vào nền nếp, tạo nhiều chuyển biến tích cực, lan tỏa sâu rộng trong trong toàn LLVT huyện, góp phần củng cố vững chắc khu vực phòng thủ và đảm bảo an sinh xã hội.

Huyện Mai Châu: Lan tỏa khát vọng khởi nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Phát huy lợi thế về nông nghiệp, du lịch, những năm qua, nhiều đoàn viên, thanh niên huyện Mai Châu nỗ lực vượt khó khởi nghiệp, mạnh dạn xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao. Từ đó, lan tỏa đam mê, khát vọng khởi nghiệp trong thanh niên.

Huyện Mai Châu: Phát huy hiệu quả vốn vay ưu đãi

(HBĐT) - Nhờ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Mai Châu có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế để vượt lên đói nghèo, góp phần đẩy nhanh Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Hoạt động thanh niên tình nguyện hướng về cơ sở

(HBĐT) - Đoàn Thanh niên Công an huyện Mai Châu vừa phối hợp với tuổi trẻ Phòng Cảnh sát QLHC về TTATXH (Công an tỉnh) và Đoàn Thanh niên thị trấn Mai Châu tổ chức hoạt động tình nguyện hướng về cơ sở, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện chiến dịch cấp căn cước công dân (CCCD) tại địa bàn thị trấn Mai Châu.

Xã Vạn Mai: Tích cực đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

(HBĐT) - "Triển khai chương trình hành động, sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống để tạo những chuyển biến tích cực về kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn là điều cán bộ, đảng viên và Nhân dân quan tâm sau mỗi kỳ đại hội. Tại Đảng bộ xã Vạn Mai (Mai Châu), sau khi tổ chức thành công đại hội Đảng 2 cấp, cấp ủy các chi bộ trực thuộc đã khẩn trương chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiều phần việc để cụ thể hóa nghị quyết, hướng đến triển khai các chỉ tiêu đề ra ngay từ đầu nhiệm kỳ” - đồng chí Hà Thị Viễn, Bí thư Đảng ủy xã cho biết.

Huyện Mai Châu: Đổi thay từ thực hiện chính sách dân tộc

(HBĐT) - Trong những năm qua, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), huyện Mai Châu đã thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình giảm nghèo, dự án hỗ trợ phát triển KT-XH, trong đó chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn. Qua đó, tạo nguồn lực giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống đồng bào dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục