(HBĐT) - Theo chỉ tiêu Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh giao, trong 3 tháng cuối năm, BHXH huyện Lạc Sơn phát triển BHXH tự nguyện 787 người, bảo hiểm y tế (BHYT) trên 14 nghìn người, số thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) 49 tỷ đồng… Đây là nhiệm vụ nặng nề đối với BHXH huyện.

 


Bảo hiểm xã hội huyện Lạc Sơn theo dõi, quản lý người tham gia BHXH, BHYT trên phần mềm điện tử để có phương án tuyên truyền phát triển đối tượng phù hợp. 

Tính đến hết tháng 9/2021, số người tham gia BHXH tự nguyện là 1.643 người, đạt 69% kế hoạch BHXH tỉnh giao. Theo chỉ tiêu từ tháng 10 đến hết tháng 12/2021, huyện phát triển 787 người tham gia BHXH tự nguyện. Có 4.471 người tham gia BHTN, đạt 134% kế hoạch BHXH tỉnh giao. Tham gia BHYT là 120.271 người, tỷ lệ bao phủ BHYT 88%, giảm 14.908 người so với cùng kỳ năm 2020. Từ tháng 10 đến hết tháng 12/2021 phát triển người tham gia BHYT là 14.906 người. Đến hết tháng 9/2021, thu BHXH, BHYT, BHTN trên 154 tỷ đồng, đạt 70% kế hoạch BHXH tỉnh giao. Số còn phải thực hiện từ kỳ báo cáo đến hết tháng 12/2021 trên 49 tỷ đồng. 

Đồng chí Bùi Văn Kiền, Phó Giám đốc BHXH huyện cho biết: Hiện nay, tỷ lệ nợ BHXH, BHYT, BHTN còn cao, tình trạng nợ đọng, chậm đóng ở một số doanh nghiệp vẫn còn. Các đơn vị giải thể, phá sản chủ doanh nghiệp bỏ trốn chưa giải quyết số nợ BHXH, BHYT, BHTN còn cao gây khó khăn trong thực hiện các chỉ tiêu của ngành. Trong công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình gặp vướng mắc do mức thu nhập của người dân thấp. Khi tham gia BHYT hộ gia đình thì  tất cả các thành viên trong gia đình đều phải mua nên số tiền lớn gây cản trở cho người tham gia. Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể chưa thực sự quan tâm đến chính sách BHXH tự nguyện, chưa giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trong chỉ tiêu phát triển KT-XH. Chưa tổng kết, đánh giá, kiểm điểm những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân chậm phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Các xã trong huyện chưa thành lập Ban chỉ đạo BHXH, BHYT nên sự phối hợp trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện chưa thường xuyên, thiếu quan tâm, có nơi coi đây là nhiệm vụ riêng của cơ quan BHXH. Đối với BHXH, BHYT bắt buộc, một số đơn vị sử dụng lao động, nhất là khối doanh nghiệp chưa chủ động thực hiện việc nộp BHXH, BHYT theo quy định của Luật BHXH, Luật BHYT. Tình trạng nợ đọng kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ thu chung BHXH, BHYT, BHTN toàn huyện.

Cũng theo đồng chí Phó Giám đốc BHXH huyện, để hoàn thành chỉ tiêu năm 2021, BHXH huyện đưa ra giải pháp cụ thể như: Tích cực phối hợp các phòng, ban triển khai kế hoạch truyền thông chính sách BHXH, BHYT phù hợp tình hình dịch Covid-19 của địa phương. Tổ chức tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT đến các tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị và người lao động, thường xuyên tuyên truyền Luật BHXH, Luật BHYT, quyền lợi và trách nhiệm của người tham gia để mở rộng đối tượng thu BHXH tự nguyện, BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc, nhất là số doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động nhưng chưa tham gia BHXH, BHYT theo luật định. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, hướng dẫn, hỗ trợ đơn vị, doanh nghiệp, người lao động, người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng VssID - BHXH số. Thực hiện giám định BHYT tập trung theo tỷ lệ, tăng cường kiểm tra, giám sát chi phí khám, chữa bệnh BHYT, đảm bảo sử dụng quỹ tiết kiệm, an toàn, hiệu quả, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người có BHYT. Hàng tháng lập danh sách, thông báo kịp thời đến các đơn vị còn nộp thiếu BHXH, BHYT, BHTN, thường xuyên báo cáo UBND huyện nắm được số đơn vị có nợ đọng kéo dài để có hướng chỉ đạo thực hiện thu nộp BHXH, BHYT.

Việt Lâm

Các tin khác


Bảo hiểm xã hội tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2024

Ngày 10/1, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.

Ngăn chặn trục lợi bảo hiểm y tế

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, thời gian qua, tình trạng trục lợi bảo hiểm y tế (BHYT) vẫn còn tồn tại, nếu không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả sẽ gây giảm nguồn quỹ dành cho việc khám, chữa bệnh (KCB) đối với những trường hợp thật sự gặp rủi ro do bệnh tật. Hành vi này xuất phát từ 3 phía: Người tham gia BHYT, cơ sở y tế và chính cán bộ, nhân viên giám định. Hệ thống giám định BHXH Việt Nam đã phát hiện nhiều hình thức trục lợi BHYT như: mượn thẻ đi KCB, khám bệnh tới hơn 100 lần trong 1 năm; mượn thông tin của bác sỹ để chỉ định kéo dài ngày nằm viện.

Tăng cường đôn đốc thu, giảm nợ bảo hiểm

Thời gian qua, song song với việc tăng cường truyền thông, phát triển, đảm bảo quyền, lợi ích của người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), ngành BHXH tỉnh còn thực hiện linh hoạt nhiều giải pháp nhằm tuyên truyền, đôn đốc thu nợ đối với những đơn vị chậm đóng bảo hiểm.

Đảm bảo người tham gia bảo hiểm thụ hưởng đầy đủ chế độ

Thời gian qua, bên cạnh việc tuyên truyền, mở rộng số lượng người tham gia bảo hiểm, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động được thụ hưởng đầy đủ các chế độ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).

“Điểm tựa” cho người nghèo

Nhờ chính sách hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) của Nhà nước và địa phương, nhiều người thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh có điều kiện được tiếp cận các dịch vụ y tế, giúp giảm bớt khó khăn cho gia đình khi không may ốm đau, bệnh tật.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Từ đầu năm đến nay, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh luôn chủ động, bám sát các giải pháp chỉ đạo, điều hành của BHXH Việt Nam, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, đoàn thể, các cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai công tác tuyên truyền có hiệu quả, giúp người dân nhận thức được tầm quan trọng để tích cực tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT)…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục