(HBĐT) - Đầu năm trẩy hội chùa Tiên, giữa năm thăm di tích Nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê, cuối năm về với di tích lịch sử Trường Cán bộ dân tộc miền Nam, tôi không khỏi ngỡ ngàng về Lạc Thủy, miền đất chứa đựng những tiềm năng lớn về du lịch.


Du khách vãn cảnh tại khu du lịch chùa Tiên, xã Phú Lão (Lạc Thủy).

Đưa chúng tôi thăm di tích lịch sử Trường Cán bộ dân tộc miền Nam, anh Hoàng Mạnh Khỏe, Trưởng phòng VH-TT huyện chia sẻ: Lạc Thủy được thiên nhiên ban tặng cho các danh thắng, cảnh quan tươi đẹp và khá nhiều di tích lịch sử, văn hóa độc đáo. Bên cạnh đó còn có nhiều di chỉ khảo cổ quý giá gắn với sự ra đời của nền Văn hóa Hòa Bình nổi tiếng. Đến nay đã có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng được công nhận di tích cấp quốc gia như: động Tiên (xóm Lão Nội, xã Phú Lão), hang Đồng Thớt (thị trấn Thanh Hà), hang Luồn (thị trấn Chi Nê); quần thể hang động khu vực chùa Tiên thuộc xã Phú Lão; quần thể hang động danh thắng núi Niệm thuộc xã Phú Thành…  

Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, Lạc Thủy đã tích cực đóng góp sức người, sức của và trở thành hậu phương vững chắc của tiền tuyến. Đây là nơi thành lập tổ Đảng đầu tiên của tỉnh Hòa Bình (năm 1930) - tổ Đảng Hoàng Đồng thuộc xã Khoan Dụ. Những năm 1946-1947, Đảng, Nhà nước đã đưa nhà máy in tiền về Lạc Thủy, đặt tại Đồn điền Chi Nê, nay thuộc xã Cố Nghĩa. Tháng 12/1958, Ủy ban Dân tộc Trung ương đã có Quyết định số 1563, về việc thành lập Khu đào tạo Cán bộ dân tộc miền Nam, sau đổi tên thành Trường Cán bộ dân tộc miền Nam và đưa về đào tạo tại Chi Nê - Lạc Thủy. Những năm 1969 - 1973, xã An Bình được chọn là nơi đặt trụ sở hoạt động của Đài phát thanh Pa Thét Lào… Những "dấu xưa” để lại nay đã được bảo tồn, đầu tư, tôn tạo, đề nghị công nhận di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia, trở thành những địa chỉ giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. 

Đến nay, huyện Lạc Thủy đã có 6 di tích được xếp hạng quốc gia; 11 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, 29 di tích nằm trong Quyết định số 1856/ QĐ-UBND của UBND tỉnh về bảo vệ di tích. Đến Lạc Thủy, du khách có thể cảm nhận mình đang lạc trong quần thể di tích ở nơi này. Điểm nhấn phải kể đến là quần thể hang động chùa Tiên, xã Phú Lão - được Bộ VH-TT&DL cấp bằng công nhận di tích cấp quốc gia năm 2011. Thăm di tích lịch sử cách mạng có nhà máy in tiền, khu di tích Trường Cán bộ dân tộc miền Nam. Các điểm du lịch sinh thái xã Đồng Tâm, danh lam thắng cảnh hang Luồn, khu nghỉ dưỡng sinh thái làng Sỏi, xã Phú Thành… 

Những năm qua, huyện Lạc Thủy đã khai thác có hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch. Đến nay, toàn huyện có 36 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, trong đó có 1 khách sạn, 35 nhà nghỉ sẵn sàng phục vụ du khách. Được đầu tư, tôn tạo và quảng bá sâu rộng, ngày càng có thêm nhiều du khách ghé thăm và lạc vào quần thể di tích huyện Lạc Thủy. Từ đầu năm đến nay, huyện đã đón khoảng 780.000 lượt khách đến thăm quan, du lịch. Đó là những tín hiệu vui trên bước đường phát triển ngành "công nghiệp không khói” trên địa bàn.


Bùi Thúy

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục