Luật sư  Đan Tiếp Phúc, Tổng thư ký Liên hiệp các hội KH-KT tỉnh.

Luật sư Đan Tiếp Phúc, Tổng thư ký Liên hiệp các hội KH-KT tỉnh.

(HBĐT) - Bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được công bố rộng rãi để lấy ý kiến nhân dân đã đề cập nhiều vấn đề mới, tiến bộ so với bản Hiến pháp năm 1992. Tuy nhiện, quy định của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trong lĩnh vực GD-ĐT, KH-CN chưa khẳng định chủ thể của việc phát triển GD-ĐT, KH-CN là trách nhiệm của ai? Cụ thể, tại Điều 65 ghi: “Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”.

 

Quy định như vậy sẽ không hiểu là hàng đầu của ai, của Nhà nước, của Chính phủ, của nhân dân, đoàn thể xã hội hay của các tổ chức xã hội dân sự?  Do đó, theo tôi cần phải xác định rõ nhiệm vụ hàng đầu là của Nhà nước. Đây là một trong các quyền tối thượng của Nhà nước và chỉ có Nhà nước mới có đủ điều kiện và sức mạnh để phát triển GD-ĐT, KH-CN phát triển toàn diện, đúng hướng, tiến kịp với sự phát triển của thế giới. Vì vậy, tôi đề nghị cần ghi rõ Điều 65: “Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu của Nhà nước”. Đồng thời dẫn chiếu xuống các Điều 66, Điều 67 trong Dự thảo quy định về các nhiệm vụ GD-ĐT, KH-CN đều do Nhà nước chịu trách nhiệm là rất phù hợp.

 

Xét về mặt khoa học pháp lý, Điều 123 Dự thảo ghi: “Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất”. Tôi đề nghị không nên dùng từ “luật cơ bản” mà nên dùng từ “luật gốc”: “Hiến pháp là luật gốc của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất”. Chữ “gốc” hàm chứa cội nguồn, là chính, là cao nhất, mọi việc đều bắt nguồn từ gốc rễ cội nguồn mà ra, cho nên không thể trái với nguồn cội. Nếu dùng chữ “cơ bản” không thể hiện được tính thống lĩnh cao nhất địa vị pháp lý của Hiến pháp. Tất cả các bộ luật dưới Hiến pháp không được trái với Hiến pháp nhưng đồng thời nó cũng là các Bộ luật, Luật, có tính pháp lý cơ bản nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam. Ví dụ: bộ luật Dân sự (đứng sau Hiến pháp), Bộ luật Tố tụng Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự... Nếu luật nào cũng là luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam mà Hiếp pháp cũng là luật cơ bản thì không phân biệt tính độc tôn địa vị pháp lý của Hiến pháp.

 

 

Các tin khác


70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nền tảng để dân tộc Việt Nam có được những thành tựu vĩ đại

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), phóng viên TTXVN tại Lào và báo chí địa phương đã phỏng vấn đồng chí Phankham Pheuyavong, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về ý nghĩa của sự kiện "chấn động địa cầu” này; những thành tựu mà Đảng và nhân dân Việt Nam giành được sau 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, cũng như những bài học quý giá mà Lào đã rút ra được từ sự kiện lịch sử này.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Kiên quyết bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong khi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ở một số trang báo, trang mạng phản động, các thế lực thù địch lại ra sức chống phá, xuyên tạc, bóp méo Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Trị bệnh giáo điều của cán bộ, đảng viên ở cơ sở

Cán bộ, đảng viên là hạt nhân xây dựng tổ chức cơ sở đảng, là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân; thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Sáng ngời tâm thế, bản lĩnh, bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục