(HBĐT) - Bám sát Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển KT – XH, dự toán ngân sách Nhà nước, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh với 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đối với từng ngành, lĩnh vực và 47 chỉ tiêu phát triển.
Quý I/2023, các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố đã hoàn thành việc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 02/CT-UBND. Trong đó, tập trung thực hiện quyết liệt 4 đột phá chiến lược; cơ cấu lại kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư…
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời đề ra các định hướng, quyết sách sát thực tiễn của cấp ủy Đảng, chính quyền; sự chủ động, đồng hành, phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành; sự ủng hộ, tham gia tích cực của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp nên trong quý I/2023, tỉnh ta đã đạt được những kết quả quan trọng trong phát triển KT-XH. Tăng trưởng kinh tế ước đạt 3,88%. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước tăng 0,5% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 361,65 triệu USD, ước tăng 7,34% so với cùng kỳ, thực hiện đạt 21,34% kế hoạch năm. Trong tháng 3 đã quyết định chủ trương đầu tư cho 7 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 611,4 tỷ đồng; so với cùng kỳ năm trước, số dự án bằng 58,3%, vốn đăng ký bằng 124,4%.
Xác định năm 2023 là năm bản lề thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025, trong bối cảnh tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp. Ở trong nước, áp lực lạm phát tăng cao; giá xăng dầu, nguyên vật liệu biến động mạnh, ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành, lĩnh vực. Nhiều vấn đề tồn đọng kéo dài cần được giải quyết, trong khi đó, dịch bệnh, thiên tai gây nhiều thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân.
Với sự đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm hành động, khắc phục khó khăn, tranh thủ thời cơ để thúc đẩy và phục hồi kinh tế - xã hội, cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục tập trung chỉ đạo, điều hành linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả. Chủ động nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp chủ lực trong lĩnh vực may mặc, sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng... Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.
Tập trung thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Bộ chỉ số DDCI để đánh giá năng lực của chính quyền cấp huyện và các sở, ngành của tỉnh. Tăng cường xúc tiến thương mại, công tác quản lý thị trường, tạo điều kiện thúc đẩy thương mại nội địa và xuất khẩu. Duy trì, nâng cao hiệu quả việc tổ chức các hoạt động kết nối giao thương cho doanh nghiệp; vận động doanh nghiệp tích cực tham gia các chương trình, cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện; vừa tập trung xử lý hiệu quả các nhiệm vụ thường xuyên và giải quyết những vấn đề tồn đọng kéo dài, vừa kịp thời ứng phó những vấn đề mới phát sinh và tạo nền tảng cho phát triển bền vững. Tỉnh xác định phát triển văn hóa phải được đặt ngang tầm với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, bảo vệ môi trường; bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, không để ai bị bỏ lại phía sau. Tăng cường củng cố QP-AN, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí và tăng cường các hoạt động đối ngoại.
P.V
Trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 20,26 tỷ USD.
(HBĐT) -Dọc trên những con đường bê tông liên thôn, xóm tại xã Đa Phúc (Yên Thủy) là những ruộng mía bạt ngàn. Nông dân hồ hởi chăm sóc đảm bảo thu hoạch đúng khung thời vụ. Trong 2 - 3 năm trở lại đây, giá mía ở mức 6.000 - 8.000 đồng/cây, thị trường tiêu thụ ổn định. Cây mía đã trở thành cây trồng mũi nhọn giúp bà con nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Trong đó, nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt, các chỉ số môi trường tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Hiện, tổng diện tích nuôi cá ao, hồ toàn tỉnh đạt 2.698 ha với 4.900 lồng nuôi cá, tăng 200 lồng so với cùng kỳ.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Cục Thống kê, trong tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.028,4 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 3,19%, so với cùng kỳ năm trước tăng 33,5%.
(HBĐT) - Khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp (DN) thời gian qua rất rõ ràng, điều này trực tiếp phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh trong quý I/2023 ước đạt 3,88%. Đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hòa Bình. Nhận diện sớm và kịp thời đưa ra các giải pháp đồng bộ, thiết thực là nhiệm vụ cấp bách của tỉnh.
Để chấn chỉnh tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn. Thực tế cho thấy, nơi nào lãnh đạo cấp ủy, chính quyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực vào cuộc thì việc triển khai các dự án vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực.