Chiều 28/1 (theo giờ địa phương), Interfax-Ukraine dẫn lời Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Oleksiy Danilov tin rằng quân đội Nga có thể bắt đầu làn sóng tấn công thứ 2 vào ngày 24/2 tới tại các khu vực Donetsk và Luhansk.


Xe tăng chiến đấu Leopard 2.

Trả lời phỏng vấn với Đài Tự do, ông Danilov cho rằng quân đội Nga đã chuẩn bị tối đa về không quân và như thường lệ thì cứ mỗi dịp kỉ niệm, họ cần có thành tích (để báo công), cho nên, việc quân đội Nga chuẩn bị cho làn sóng tấn công mới xung quanh mốc thời gian 24/2 (kỉ niệm một năm ngày Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine) không có gì là bí mật.

Trước đó vào ngày 27/1, hãng tin Bloomberg của Mỹ dẫn lời các quan chức, cố vấn và những người khác thân cận với vấn đề cho rằng Điện Kremlin đang chuẩn bị một cuộc tấn công mới ở Ukraine vì điều này cho thấy rằng quân đội của họ có thể giành lại thế chủ động sau nhiều tháng thất bại.

Tuy nhiên, theo ông Danilov, phía Nga hiểu rõ rằng cơ hội giành chiến thắng trong cuộc chiến với Ukraine là "bằng không". Dẫu vậy, ông Danilov thừa nhận vài tháng tới có thể rất khó khăn đối với Ukraine khi Nga tăng cường các cuộc tấn công còn Ukraine chờ đợi việc chuyển giao vũ khí rất cần thiết mà các đồng minh phương Tây cam kết gần đây.

Liên quan tới việc cung cấp vũ khí cho Ukraine, đại sứ Ukraine tại Pháp Vadym Omelchenko cho biết các nước phương Tây sẽ cung cấp cho Kiev 321 chiếc xe tăng.

Phát biểu với kênh truyền hình French TV và kênh BFM, một chi nhánh của hãng tin CNN, đại sứ Omelchenko nói:”Tính tới nay, nhiều nước chính thức xác nhận thỏa thuận cung cấp 321 xe tăng hạng nặng cho Ukraine”.

Tuy đại sứ Omelchenko không nói rõ đó là những nước châu Âu nào và sẽ cung cấp mẫu xe tăng gì, bao nhiêu chiếc, nhưng bày tỏ mong muốn Ukraine có thể nhận được sự hỗ trợ "càng sớm càng tốt”.

"Nếu phải chờ tới tận tháng 8 hoặc tháng 9, nó có thể là quá muộn”, đại sứ Omelchenko nhấn mạnh.

Trước đó vào ngày 25/1, Đức cam kết cung cấp 14 chiếc xe tăng Leopard 2 trong kho dự trữ cho Ukrane trong khi Mỹ tuyên bố sẽ chuyển giao cho Ukraine 31 chiếc xe tăng M1 Abrams. Ba Lan cũng tuyên bố sẽ gửi một số xe tăng Leopard 2 do Đức chế tạo cho Ukraine.

Tới nay, quyết định cung cấp xe tăng hạng nặng vẫn chưa được Thụy Điển, Đan Mạch và Pháp đưa ra. Theo thông tin ban đầu, 3 quốc gia này có thể chuyển từ 30 - 80 chiếc Leopard 2, Leclerc, AMX-10RC và Stridsvagn 122 cho Ukraine.

Hiện nay, các Lực lượng vũ trang Ukraine vẫn còn khoảng 300 - 400 xe tăng đang hoạt động và khoảng 100 xe tăng khác đang được sửa chữa ở Ba Lan và CH Séc.

Về phía Nga, Phó đặc phái viên của Nga tại Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu (OSCE), Maksim Buyakevich, đã cảnh báo hôm 26/1 rằng việc trang bị cho quân đội Ukraine xe tăng phương Tây "là con đường thẳng dẫn đến một cuộc xung đột toàn diện ở châu Âu”.

Ngày 25/1, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh những chiếc xe tăng mà Đức và Mỹ cung cấp cho Ukraine sẽ "cháy” như những chiếc khác. Trước đó vào ngày 21/12/2022, ông Peskov cảnh báo việc các nước phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ chỉ càng làm trầm trọng thêm cuộc xung đột hiện nay, không có lợi cho Ukraine.

Còn vào hôm 15/12/2022, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cảnh báo: "Chúng tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng tất cả vũ khí phương Tây chuyển cho Ukraine đều là mục tiêu quân sự chính đáng cho quân đội Nga, hoặc sẽ bị phá hủy hoặc bị thu giữ như chúng tôi tuyên bố nhiều lần".


Theo Baotintuc

Các tin khác


Trung Quốc khẳng định thúc đẩy giải pháp chính trị cho vấn đề Ukraine

Theo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, về vấn đề Ukraine, đa phần các quốc gia ủng hộ việc giảm bớt căng thẳng, ủng hộ các cuộc đàm phán hòa bình và phản đối các hành động khiến tình hình leo thang.

Cơ hội gia nhập NATO châm ngòi rạn nứt giữa Thụy Điển và Phần Lan

Cùng nhau nộp đơn gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào tháng 5/2022 song dường như cơ hội được kết nạp vào liên minh quân sự này lại đang rộng mở với Phần Lan trong khi cánh cửa vẫn khép chặt với Thụy Điển.

Cựu CEO Goldman Sachs: Khủng hoảng ngân hàng sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế Mỹ

Cựu Giám đốc điều hành (CEO) của ngân hàng Goldman Sachs Lloyd Blankfein ngày 19/3 nhận định cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ sẽ thúc đẩy quá trình thắt chặt tín dụng nói chung và làm chậm nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

Chủ tịch Trung Quốc thăm Nga và nỗ lực trở thành trung gian hòa giải của Bắc Kinh

Ngày 20/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ bắt đầu chuyến công du kéo dài 3 ngày tại Nga với hy vọng mang lại một bước đột phá về xung đột Ukraine trong bối cảnh quốc gia châu Á tìm cách khẳng định mình là một nhà kiến tạo hòa bình trên trường quốc tế.

Đảng Cộng sản Trung Quốc cam kết tăng cường hợp tác với các chính đảng trên thế giới

Đảng Cộng sản Trung Quốc cam kết tăng cường trao đổi và hợp tác với các đảng phái và các tổ chức chính trị ở các quốc gia khác. Đây là tuyên bố của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi phát biểu tại Đối thoại cấp cao giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc với các chính đảng trên thế giới diễn ra ngày 15/3 tại thủ đô Bắc Kinh.

Xu hướng của năng lượng hạt nhân tại EU

Trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) đối mặt thách thức lớn về bảo đảm nguồn cung năng lượng, nhiều nước đang chuyển hướng sang phục hồi điện hạt nhân. Mặc dù vẫn là vấn đề gây tranh cãi giữa các nước thành viên EU, song giải pháp này được cho là sẽ góp phần hạ nhiệt cuộc khủng hoảng năng lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục