Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam kiến nghị phụ cấp ưu đãi nghề, thâm niên nghề với cán bộ ngành Y cần được tính vào lương mới; điều chỉnh chế độ lương khởi điểm đối với bác sĩ theo đúng đặc thù ngành.


Các y bác sĩ cần được hưởng chế độ đãi ngộ đặc biệt. Ảnh: TTXVN

Tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam vừa diễn ra, PGS.TS Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết: Sau đại dịch COVID-19, ngành Y tế đã gặp rất nhiều những khó khăn do hệ lụy từ dịch bệnh, đặc biệt là những khó khăn về cơ chế chính sách trong đãi ngộ, thu hút cán bộ nhân viên y tế; khó khăn trong tự chủ, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế… Hiện cả nước có 500.000 đoàn viên ngành Y tế, phụ trách chăm sóc sức khỏe, tính mạng cho khoảng 100 triệu dân. Vì vậy, việc thay đổi chính sách đãi ngộ với đội ngũ cán bộ, người lao động ngành Y tế là vô cùng cấp thiết.

Theo PGS.TS Phạm Thanh Bình, ngành Y là ngành đặc thù, với trình độ và chất lượng lao động cao, để có chứng chỉ hành nghề và được đi làm tại các cơ sở y tế, một bác sĩ phải mất 7,5 năm; trong đó 6 năm học đại học và 18 tháng thực hành sau khi tốt nghiệp, so với cử nhân các ngành khác chỉ học trong 4 năm là sự chênh lệch rất lớn. Tuy nhiên, khi ra trường, tiền lương ngạch, bậc, các chế độ phụ cấp của các bác sĩ và cử nhân các ngành khác lại đang được hưởng như nhau.

Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cũng đề nghị Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh việc xếp lương khởi điểm đối với bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng sau khi tuyển dụng được xếp lương bậc 2 đối với tất cả các hạng chức danh.

Theo đó, cần có cơ chế chi lương phù hợp, áp dụng cơ chế tiền lương doanh nghiệp đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (nhóm 1) và đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên (nhóm 2).

"Về phụ cấp trực, phụ cấp ưu đãi nghề, thâm niên nghề cần được tính vào lương mới để đảm bảo các chế độ đặc thù ngành y tế là ngành được đãi ngộ đặc biệt theo Nghị quyết 20 và Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị. Cần có chế độ thu hút nhân lực đối với các ngành nghề đặc thù đối với các lĩnh vực, chuyên khoa đặc biệt trong ngành Y như: Phong, lao, tâm thần, HIV/AIDS, hồi sức cấp cứu, giải phẫu bệnh. Đồng thời không quy định giảm biên chế với nghề đặc thù…”, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam Phạm Thanh Bình nhấn mạnh.

Theo đó, thời gian qua, Công đoàn Y tế Việt Nam đã kịp thời kiến nghị tới các cơ quan có thẩm quyền đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách mới đảm bảo quyền lợi cho cán bộ y tế như: Tham mưu nâng chế độ phụ cấp chống dịch COVID-19; hỗ trợ dinh dưỡng 1 triệu đồng/cán bộ y tế, sinh viên y, dược đi tăng cường tại các tỉnh, thành phía Nam; tham gia xây dựng Thông tư bổ sung danh mục bệnh nghề nghiệp đối với cán bộ y tế bị mắc bệnh COVID-19 trong quá trình phòng chống dịch; tham mưu tổng kêt công tác phòng, chống dịch COVID-19 và khen thưởng các tấm gương ngành y tế; Công đoàn Y tế Việt Nam cũng đã huy động từ các nguồn để hỗ trợ cho 37.707 đoàn viên, người lao động toàn ngành với tổng số tiền và hàng hoá gần 400 tỷ đồng…; Công đoàn Y tế Việt Nam cũng đã đề xuất, tôn vinh và kịp thời động viên, khen thưởng những tập thể, cá nhân y, bác sĩ, nhân viên y tế đã nỗ lực công hiến trong cuộc chiến chống dịch với gần 1.800 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc…

Những hỗ trợ đúng lúc và kịp thời đã là nguồn động viên rất lớn để các cán bộ, đoàn viên Công đoàn Y tế luôn tận tuỵ, cống hiến, gắn bó với nghề; các cấp công đoàn ngành Y tế cũng khẳng định vai trò là hậu phương vững chắc của các "chiến sĩ áo trắng".



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Hội thảo về thực trạng cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

Ngày 27/11, tại TP Hòa Bình, Cục Dân số - Bộ Y tế tổ chức Hội thảo về "Thực trạng cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) và các yếu tố ảnh hưởng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng mức sinh cao”. Đại diện lãnh đạo Sở Y tế, Chi cục DS - KHHGĐ 26 tỉnh miền núi có mức sinh cao tham dự hội thảo.

Phát động Chiến dịch tăng cường tiếp cận dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

Ngày 27/11, tại Cung văn hóa tỉnh, Ban chỉ đạo (BCĐ) công tác Dân số và phát triển tỉnh phối hợp với Cục Dân số - Bộ Y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch tăng cường tiếp cận dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tại các tỉnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), có mức sinh cao. Dự lễ phát động có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ công tác Dân số và phát triển tỉnh; đại diện lãnh đạo Cục Dân số và một số sở, ngành của tỉnh.

Số ca nhiễm HIV mới phát hiện tại Hà Nội tăng

10 tháng đầu năm 2023, tại Hà Nội, số nhiễm HIV mới phát hiện được là 364 trường hợp, tăng so với cùng kỳ năm 2022.

Trẻ mắc bệnh hô hấp gia tăng theo chu kỳ​

Số lượng trẻ đến các bệnh viện nhi đồng tuyến cuối tại TP Hồ Chí Minh khám những bệnh lý về đường hô hấp đang gia tăng. Theo các bác sỹ, đây là thời điểm trẻ dễ mắc các bệnh lý hô hấp do thời tiết thay đổi. Bên cạnh đó, việc các đơn vị tuyến dưới liên tục chuyển các ca bệnh nặng lên tuyến trên khiến cho nhiều bệnh viện quá tải.

Đề xuất cấm lưu hành thuốc lá điện tử tại Việt Nam

Ngày 23/11, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá tại Hà Nội.

Quyết liệt giải pháp thực hiện chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế

Tính đến thời điểm này, huyện Lạc Sơn có trên 131.000 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), đạt tỷ lệ bao phủ 93,2%. Huyện đang quyết liệt triển khai các giải pháp nhằm hoàn thành chỉ tiêu bao phủ BHYT đạt 94,7% theo kế hoạch tỉnh giao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục