(HBĐT) - Đầu năm 2016, trong lần về xóm Hiềng, xã Noong Luông (Mai Châu), người dân đã chia sẻ câu chuyện về ngô giống, phân bón của dự án hỗ trợ khi bà con đã gieo trồng xong vụ mùa. Để làm giống vụ sau thì không đảm bảo, đem cho lợn, gà ăn, không được vì ngô giống có tẩm hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV).

 

Từ câu chuyện của xóm Hiềng đã nói lên những bất cập trong việc thực hiện đầu tư, hỗ trợ cho bà con. Trong đó, thủ tục hành chính còn rườm rà, “tắc nghẽn” ở nhiều khâu là một trong những nguyên nhân chính.

 

Cần cơ chế đặc thù cho vùng đặc thù

 

Nhìn nhận, đánh giá lại những bất cập trong thực hiện Đề án đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của tỉnh, đồng chí Hoàng Quang Minh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cũng cho rằng, thủ tục hành chính rườm rà đã làm  hưởng đến việc hỗ trợ cho bà con, nhất là hỗ trợ về sản xuất. Theo đó, khi quyết định đầu tư, hỗ trợ, các xóm, xã phải họp dân, tổng hợp ý kiến để gửi lên huyện, từ huyện mới trình lên tỉnh. Tuy nhiên, “ý dân” thường bị “tắc” vì phải đi qua nhiều cấp, nhiều cơ quan chuyên môn xét duyệt, thẩm định, khi ra quyết định đầu tư thì vụ mùa đã gieo trồng xong ! .

Sau 3 năm triển khai thực hiện, hệ thống cơ sở hạ tầng ở 36 thôn, bản  đặc biệt khó khăn của tỉnh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của người dân. ảnh: Đường nội xóm trắc trở, nhỏ hẹp ở xóm Hiềng, xã Noong Luông (Mai Châu).

 

Để khắc phục tình trạng đó, đồng chí Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho rằng:  Cần căn cứ theo Nghị định số 161/2016/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2016 – 2020 để nghiên cứu, ban hành cơ chế đặc thù cho vùng đặc thù. Theo đó, giao cho UBND các huyện làm chủ đầu tư để tránh sự rườm rà về thủ tục hành chính và đầu tư đúng, trúng thời điểm.

 

Về giải pháp, đồng chí Hoàng Quang Minh đề xuất: Đến hết năm 2018, khi Đề án kết thúc giai đoạn 1, trên cơ sở kết quả rà soát các thôn, bản ĐBKK, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2016 – 2020 theo Quyết định số 50/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh giao cho Ban Dân tộc rà soát, xem xét lại các thôn, bản, từ đó đưa ra quyết định mới hỗ trợ cho các xóm ĐBKK. Trong đó, những xóm nào trong giai đoạn 1 đã có những bước chuyển biến tốt thì đưa ra khỏi đề án. Đưa những xóm khó khăn vào để đầu tư, hỗ trợ. Với những xóm đã được đầu tư về cơ sở hạ tầng sẽ tập trung hỗ trợ về sản xuất.

Đó là câu chuyện sau khi Đề án kết thúc vào năm 2018, còn hiện tại, 36 thôn, bản ĐBKK của tỉnh vẫn rất cần sự đầu tư nhiều hơn nữa từ Đề án. Những ngôi nhà dột nát, phòng học của học sinh, đường giao thông trắc trở, công trình nước sinh hoạt là những danh mục vẫn đang bỏ ngỏ khi hành trình đã đi được 3/5 quãng đường. Để đạt mục tiêu đề ra, thời gian tới, Đề án cần lắm sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cấp,  ngành.

 

Bà con ở 36 thôn, bản nghèo cũng cần nỗ lực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, không trông chờ, ỷ lại và sử dụng hiệu quả những “cần câu” mà Đảng, Nhà nước đã  hỗ trợ.

 

Cơ sở hạ tầng - “nút thắt” cần tháo gỡ

 

Mong có đường thuận lợi, có điện lưới quốc gia, có phòng học khang trang cho con em và hệ thống mương, bai được kiên cố phục vụ sản xuất là mong mỏi nhất của bà con ở các xóm nghèo. Với đường giao thông trắc trở như ở xóm Pheo, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) hay Thung Vòng, xã Do Nhân (Tân Lạc), việc đi lại trong ngày nắng ráo đã khó khăn, vào mùa mưa thực sự là một thử thách lớn. “Cái khó bó cái khôn”, thật khó để đòi hỏi những người dân nơi đây có những bước tiến nhanh khi con lợn, con gà, củ khoai, củ sắn luôn chịu cảnh bị ép giá.

 

“Nếu có đường thuận lợi, nhiều hộ đã khấm khá hơn nhờ cây luồng rồi”, ông Đinh Công Hiếu, Trưởng xóm Hà, xã Đồng Chum (Đà Bắc) chia sẻ. Có đường, bà con ở xóm Hiềng, xã Noong Luông (Mai Châu) cũng không phải gùi ngô đi xa hơn 1,5 km lên đường để bán và ngô thu hoạch xong ở xóm Kế, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) không phải chất đống dưới gầm sàn đến nảy mầm vào mùa mưa.

 

Những danh mục đầu tư của Đề án được bà con các xóm nghèo nhận xét là đúng với nhu cầu thực tế và phù hợp với nguyện vọng của người dân. Không ít xóm đã có sự đổi thay đáng ghi nhận sau 3 năm nhận được sự đầu tư, hỗ trợ từ Đề án. Nếu Đề án về đích theo đúng lộ trình đã đề ra  thực sự là cuộc cách mạng đối với những xóm ở nơi thâm sơn, cùng cốc. Là “đòn bẩy” để họ khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, biến những khó khăn thành thế mạnh, từng bước XĐ-GN, làm giàu trên chính quê hương mình.

 

                                                                        Viết Đào

 

Các tin khác


Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài 2: Bản anh hùng ca Trường Sơn

Trong số hơn 10 vạn bộ đội và hơn 1 vạn thanh niên xung phong ở đường Trường Sơn huyền thoại, nữ chiến sỹ chiếm số lượng trên 10%, lúc cao nhất có gần 2 vạn nữ chiến sỹ. Nhiều cô gái ra trận đã hy sinh ở tuổi mười tám đôi mươi, với những ước mơ, dự định còn dang dở.

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài 1: Khởi đầu một huyền thoại

65 năm trước, Đường Trường Sơn kết nối hai miền Bắc, Nam đi vào lịch sử như một kỳ tích của dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Về Hà Giang ăn cháo... Ấu Tẩu

Đến Hà Giang mà chưa đi cao nguyên đá Đồng Văn, chưa ăn miếng thịt to, chưa uống bát rượu đầy, chưa ăn bát cháo độc dược... thì coi như chưa đến. Anh bạn đồng nghiệp đã khẳng định chắc nịch ngay khi chúng tôi vừa đặt chân lên mảnh đất này.

Đường Trường Sơn huyền thoại

Những ngày tháng 5 lịch sử, trong không khí hào hùng kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn mở đường (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tá Nguyễn Tài Ba, Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình lại cùng đồng đội ôn lại quãng thời gian được cống hiến, hy sinh, những ngày hành quân mở đường, giữ đường, đánh địch, bảo vệ huyết mạch giao thông để bộ đội ta chi viện cho tiền tuyến, giải phóng miền Nam.

Nhà tù Sơn La - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng

Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La - nơi được ví như "địa ngục trần gian” do thực dân Pháp xây dựng đã từng giam cầm, đày ải những người yêu nước và chiến sỹ cộng sản. Ngày nay, di tích này là "địa chỉ đỏ” trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trong cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục