Không phải tiếng trống giục giã, cũng không phải ngọn đuốc thắp lên bằng ngọn lửa truyền thống, mà chính nhiệt huyết của tuổi trẻ mới là thứ làm bùng lên không khí thiêng liêng trong ngày hội tòng quân năm 2024. Đây chính là ngày hội của tuổi trẻ, của thanh niên ưu tú - những người đã biết đặt Tổ quốc ở trong tim...




Người dân thành phố Hòa Bình đưa tiễn các thanh niên ưu tú lên đường thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc.

Những người trẻ đặt Tổ quốc ở trong tim

Tính ra, phải đến tháng 4 này Bùi Văn Dương ở xóm Xào Vót, xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) mới bước sang tuổi 19. Song ý thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng của tuổi trẻ, Dương đã tự nguyện viết đơn xin nhập ngũ. Cùng với Dương, xã Lạc Sỹ có 4 người cùng nhập ngũ, trong đó có 3 người viết đơn tình nguyện nhập ngũ.

Cũng như Bùi Văn Dương, ngay khi vừa đủ 18 tuổi, Nguyễn Văn Dũng ở tổ 19, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) đã không ngần ngại viết đơn tình nguyện xin nhập ngũ. Bởi "Em luôn tâm niệm môi trường quân đội là một môi trường tốt nhất để rèn luyện cho em trưởng thành. Hơn nữa, tham gia nhập ngũ là em được thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng, cao cả là bảo vệ đất nước”, nhìn về lá cờ Tổ quốc bay phất phới trong gió, Dũng dưng dưng xúc động chia sẻ. 

Trong ngày hội tòng quân năm nay, tại sân vận động huyện Kim Bôi, 232 tân binh đội ngũ chỉnh tề có mặt từ 7 giờ sáng. Khu vực tổ chức Lễ giao nhận quân được trang hoàng rực rỡ. Chiếc cầu vinh quang được dựng ở vị trí trang trọng như khơi dậy niềm tự hào về truyền thống của tuổi trẻ vùng đất "chén vàng". Trong số hàng trăm tân binh, chúng tôi gặp lại 2 anh em Quách Xuân Bắc và Quách Chí Bảo ở xã Kim Bôi đang được bố mẹ căn dặn những lời cuối trước khi lên đường thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Quách Xuân Bắc và Quách Chí Bảo là 2 anh em sinh đôi. Do hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn nên sau khi học xong lớp 12, cả Bắc và Bảo cùng đi làm công nhân tại Hà Nam để giúp đỡ bố mẹ. Mặc dù công việc ổn định, thu nhập tốt, nhưng khi nhận được giấy báo khám tuyển nghĩa vụ quân sự (NVQS), cả Bắc và Bảo đều rất hào hứng và xin nghỉ việc để về khám. Kết quả cả 2 anh em đều trúng tuyển. Khi được thông báo, theo luật thì một trong hai anh em được hoãn thực hiện NVQS. Tuy nhiên, cả 2 đã động viên nhau cùng viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Giữa rừng cờ đỏ phơi phới bay trong gió sớm, chia sẻ về quyết định này, cả Quách Xuân Bắc và Quách Chí Bảo cùng đặt tay lên ngực trái: Chúng em đặt Tổ quốc ở trong tim mình. Khi Tổ quốc gọi, chúng em lên đường.

Vâng! khi Tổ quốc đã ở trong tim thì chẳng ai còn đắn đo, suy nghĩ thiệt hơn. Đó cũng là cách nghĩ, cái tâm thế của những người trẻ đã trưởng thành. Họ luôn đặt Tổ quốc lên trên hết. Chính vì lẽ đó, việc một gia đình có 2 anh em cùng viết đơn tình nguyện nhập ngũ không còn là chuyện hiếm ở tỉnh Hoà Bình trong những năm qua. 

Khi Tổ quốc gọi, chúng tôi lên đường

Qua hàng chục mùa tuyển quân, nhưng chúng tôi vẫn luôn xúc động khi ở đâu, năm nào cũng được nghe những chia sẻ thật xúc động của những chàng trai tuổi 18 đôi mươi chững chạc trong bộ quân phục mới sẻ chia suy nghĩ thật thiêng liêng và đầy tự hào: Khi Tổ quốc gọi, chúng tôi sẽ lên đường! Điều này giống như ngọn lửa được tiếp nối nhân lên từ truyền thống ngàn năm của dân tộc; từ sự trao truyền của các thế hệ cha anh.  



Ngay từ sáng sớm ngày 25/2, 2 anh em sinh đôi Quách Xuân Bắc và Quách Chí Bảo ở xã Kim Bôi (Kim Bôi) đã chuẩn bị sẵn sàng lên đường nhập ngũ.

Chính tâm thế lên đường khi Tổ quốc gọi tên đã có nhiều thanh niên trong tỉnh sẵn sàng gác lại tình riêng để lên đường thực hiện nghĩa vụ công dân, trách nhiệm của tuổi trẻ. Như tân binh Sùng A Chiến ở xóm Pà Cò Lớn, xã Pà Cò (Mai Châu) dù mới cưới vợ chưa lâu, nhưng khi trúng tuyển NVQS đã gác lại tình riêng, tiếp bước cha anh lên đường. Ở Pà Cò, không chỉ có Sùng A Chiến mà Sùng A Thành, cậu trai trẻ người Mông trong bộ quân phục mới mà tôi gặp trong Lễ giao nhận quân năm 2024 tại sân vận động huyện Mai Châu cũng là một nhân tố truyền "lửa” cho thế hệ thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc Mông hôm nay. Bởi sau khi biết Sùng A Thành viết đơn tình nguyện nhập ngũ, nhiều người trẻ ở Hang Kia, Pà Cò đều có tâm nguyện khi đủ tuổi sẽ viết đơn tình nguyện nhập ngũ như thế hệ các anh đi trước. Chia sẻ với chúng tôi trước giờ lên đường về đơn vị, Sùng A Thành cho biết: Là thế hệ thanh niên sinh ra và lớn lên trong điều kiện đất nước đã được hòa bình. Chúng em không quên công ơn của các thế hệ ông cha đi trước đã chiến đấu, hy sinh giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Được vinh dự trở thành người chiến sỹ quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, chúng em sẽ nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, vượt qua khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Lên đường bảo vệ Tổ quốc cũng chỉ cần thế thôi, nhiều người trẻ luôn trong tâm thế sẵn sàng. Như trường hợp của tân binh Quách Ngọc Pháp ở xóm Vỏ, xã Xuất Hóa (Lạc Sơn). Nhà có 2 anh em trai, cuối năm 2023, anh trai của Pháp hoàn thành NVQS trở về địa phương. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, Pháp viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ trong đợt tuyển quân năm 2024.

Theo chỉ tiêu, năm nay tỉnh Hòa Bình có tổng số 1.863 thanh niên nhập ngũ. Trong đó, có 1.600 thanh niên lên đường thực hiện NVQS, 263 thanh niên thực hiện nghĩa vụ công an nhân dân. Trong số đó, nhiều người còn rất trẻ, chỉ mới bước sang tuổi 18, cùng hàng chục người có trình độ cao đẳng, đại học... Theo Đại tá Đinh Đình Trường, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng NVQS tỉnh, để đạt được kết quả trên là do những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo Hội đồng NVQS các cấp làm tốt công tác đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ; tổ chức sơ tuyển, khám tuyển chặt chẽ, đúng quy trình, quy định. Tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho các tầng lớp nhân dân trong thực hiện Luật NVQS. 

Tiếng trống tòng quân giục giã. Khi Tổ quốc gọi tên, tạm biệt gia đình, bè bạn, quê hương, những chàng "sơn tinh” của xứ Mường tiếp bước cha anh lên đường bảo vệ Tổ quốc... Các anh đi, hậu phương luôn sẵn sàng để chờ đón một lớp thanh niên được rèn giũa, được "thử lửa” qua gian khó; lứa thanh niên "chân đồng, vai sắt” trở về chung sức xây dựng quê hương ngày càng mạnh giàu.

Mạnh Hùng

Các tin khác


Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục