Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.


Bà Đinh Thị Thảo, xóm Lòn, xã Bình Thanh (Cao Phong) sống một mình để trồng rừng và nuôi trâu.

Men theo con đường 435 cũ đã bị cắt cua, bỏ hoang bởi vực sâu, chúng tôi đến nhà bà Thảo. Theo người dân nơi đây, trên đoạn đường 4km chỉ còn 2 gia đình ở lại. Riêng bà Thảo ở một mình nhiều năm nay. Đường vắng, rừng vắng, chỉ nghe tiếng mõ trâu vọng lại. Ngôi nhà sàn nhỏ nằm bên rìa đồi. Chiều tối từ trong thung sâu tiếng mõ trâu ngày càng gần. Đàn trâu của bà Thảo đen bóng và béo. Đi sau cùng là bà Thảo. Người phụ nữ mái tóc đã điểm bạc, khỏe khoắn, nhanh nhẹn. Khuôn mặt an nhiên tự tại của một người ít lo toan, vướng bận. Không phải đuổi, đàn trâu tự về chuồng. Bà Thảo kiểm đếm lại rồi mới ra mời chúng tôi vào nhà. Ngôi nhà nhỏ chỉ có một người ở nên mọi đồ đạc sinh hoạt đều giản tiện. Chỗ ở kèm luôn bếp đun. Bà cho biết: Ngày nào tôi cũng đi trâu từ sáng đến tối mới về. Cả ngày chạy theo chúng vòng đi vòng lại hết mấy quả đồi. Sáng tôi nấu cơm mang đi, trưa ăn luôn ở rừng. Đàn trâu nghỉ ngơi, tôi tranh thủ tìm ít rau tầm bóp, lá đu đủ về lo bữa tối. 

Vốn đã quen một thân một mình nên bà tự sắp xếp mọi việc. Mời khách ngồi chơi nói chuyện, bà tranh thủ nấu cơm. Bà bảo mấy hôm nay trời không nắng nên tấm pin năng lượng mặt trời có ít điện, chỉ chập tối một tí là hết điện. Vừa làm bếp bà vừa tranh thủ dọn dẹp nhà cửa. Vốn là người nhanh nhẹn, chịu khó nên chỉ thoáng chốc ngôi nhà đã gọn gàng, ngăn nắp. Khi sắp xếp xong việc nhà, bà Thảo ngồi tâm tình với chúng tôi. Bà có 2 người con trai đã trưởng thành, đang sống ở xóm cách gần 4km. Cách đây hơn chục năm chồng bà mất, bà chuyển vào ở hẳn trong rừng. Con cái không muốn bà vất vả giữ mẹ ở lại, nhưng bà không thích cuộc sống chật chội, đông người mà không được chăn nuôi. Mặt khác bà muốn ở đây trồng rừng, thích không gian yên tĩnh. Sống mãi thành quen, chỉ những khi hết mắm, muối bà mới về xóm, không thì bảo các con, cháu mang lên. Ở rừng đã được chục năm nhưng bà chưa một lần bị ốm đau.

Bà Thảo vốn sinh ra và lớn lên trên lòng hồ Hòa Bình. Cả cuộc đời bà gắn bó với rừng, với núi. Khi thủy điện Hòa Bình được xây dựng thì gia đình bà "vén” lên xóm Lòn, xã Bình Thanh. Bà ở rừng từ bé, lớn lên nhìn những cánh rừng bị phá nên xót xa. Khi lập gia đình, mong muốn của vợ chồng bà là trồng rừng để chăn nuôi gia súc. Các con dần trưởng thành thì chồng bà bị bạo bệnh rồi mất. Sau khi các con yên bề gia thất bà mới có thời gian thực hiện mong ước của mình. Bà rời xóm lên núi làm tạm cái lều. Ngày ngày bà lên khu đất được Nhà nước giao trồng rừng. Sau bao năm miệt mài khó nhọc, những mảnh đồi trọc bà được giao dần phủ bóng cây. Mồ hôi, công sức của bà đã được đền đáp bởi những rừng lát, rừng xoan, dổi xanh tốt. Hàng năm bà mở rộng diện tích trồng rừng. Những cánh rừng trên chục năm tuổi bà dày công gây dựng dần khép tán. Ai đi qua khu vực này cũng phải thán phục, mê mẩn trước rừng cây của bà. 

Khi rừng cây khép tán, bà Thảo vẫn gắn bó với rừng không về xóm. Thương bà các con muốn đón về xóm ở nhưng bà vẫn nhất quyết ở lại nơi này. Cây lớn bà quay sang chăn nuôi gia súc và đàn gà cải thiện bữa ăn. Từ một vài con ban đầu đến nay đàn trâu đã có trên chục con. 

Trời tối dần, mưa lất phất, trước lúc ra về, bà Thảo nhất nhất dúi vào tay chúng tôi ít rau rừng bà lấy khi đi chăn trâu. Bà bảo rau này ngon và sạch lắm, nhiều khi không kiếm được đâu. Ở rừng vui nhất là được nhìn thấy rừng cây của mình lớn từng ngày, được ăn rau rừng, gà thả rông…, đó là niềm hạnh phúc.


Việt Lâm

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục