"Rừng xanh, núi đỏ” vốn là vùng đất thuần nông, đời sống và thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào củ khoai, củ sắn, bắp ngô trồng trên nương rẫy. Làm ra sản phẩm đã vất vả, để tiêu thụ còn khó khăn hơn vì đường sá xuống cấp, sông, suối, đèo dốc cách trở.

Ngẫm nghĩ mãi, cuối cùng chàng tiều phu quyết định vay vốn làm "đầu nậu” để giải quyết "đầu ra” cho toàn bộ nông sản của người dân trong vùng. Vậy là "mùa nào thức ấy”, những chuyến xe ngồn ngộn ngô, khoai, sắn của Thạch Sanh lũ lượt chở về các cơ sở chế biến nông sản ở miền xuôi. Kể ra thì cũng vất vả lắm, nhưng chàng tiều phu rất vui vì có lãi lớn, lại còn hỗ trợ được sinh kế cho người dân trong vùng.

Mọi việc đang "xuôi chèo mát mái” thì hôm ấy, khi chỉ còn cách Tết Nguyên đán hơn một tháng thì bỗng nhiên, ông anh kết nghĩa ùa đến như một cơn gió và tỏ ra rất xởi lởi: "Chú dạo này "phất” ra phết nhỉ, nhưng theo anh cũng phải bốc hàng, cũng phải thuê xe, một chuyến đi ngoài ngô, khoai, sắn nếu kết hợp thêm "món” khác thì tiện lợi đủ đường”.

Vốn đã không ít lần "lên bờ, xuống ruộng” vì mưu kế của Lý Thông nên Thạch Sanh tỏ ra cảnh giác: "Thôi bác ạ, ham hố làm gì, em trung thành với món nông sản này cho nó lành”.

Thấy Thạch Sanh có vẻ không mặn mà, ông anh kết nghĩa bèn ghé sát tai thì thầm: "Anh có mối hàng này, chú không cần bỏ vốn, chỉ cần "kín đáo” khi vận chuyển và giao hàng xong là chú có phần trăm thỏa đáng”.

Chẳng biết Lý Thông mối lái loại hàng hóa gì, chỉ biết là khi cuộc gặp gỡ kết thúc, hai anh em họ bắt tay nhau rõ chặt. Từ hôm ấy, những chuyến xe của chàng tiều phu vẫn lũ lượt vượt qua đèo dốc chở nông sản về xuôi.

Hôm ấy, khi Thạch Sanh đang ngồi "cộng, trừ, nhân, chia” thành quả của năm Nhâm Dần thì bỗng nghe tiếng chuông điện thoại réo không rứt. Vừa nhấc máy, nghe giọng nói hổn hển phía đầu dây bên kia: "Anh ơi, hỏng hết rồi, đoàn kiểm tra liên ngành đang lập biên bản thu giữ hàng, chuyến này anh em mình chắc là khó thoát được tù tội”, thì mặt mày của chàng tiều phu đã tái mét, mồ hôi trên trán túa ra như tắm.

Đến lúc này, mọi người mới rõ "mưu lược” của Lý Thông. Chả là càng gần Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ pháo nổ vào thị trường nội gia tăng mà lãi suất của mặt hàng này rất lớn. Nghe theo lời ông anh kết nghĩa, các chuyến chở nông sản về xuôi, Thạch Sanh đều sai nhân viên xếp hàng trăm thùng pháo xuống dưới cùng, sau đó xếp nông sản lên trên hòng "qua mặt” các cơ quan chức năng. Bằng cách đó đã nhiều lần "trót lọt”, nhưng chẳng hiểu vì sao việc dấu hàng "tinh vi” như thế cũng bị bại lộ.

Biết là không còn đường thoát, với vai trò chủ mưu về hành vi "vận chuyển, buôn lậu hàng cấm”, chàng tiều phu đành ra đầu thú, hy vọng được hưởng sự khoan hồng của Cung đình. Song với tội trạng quá nặng, Thạch Sanh cùng đồng phạm đành phải "đón xuân” sau song sắt. Còn ông anh kết nghĩa thì đã nhanh chân "cao chạy, xa bay”.


Đức Phượng


Các tin khác


Mùa nóng, đừng cáu gắt!

(HBĐT) - Vừa vào nhà, vứt cái túi đồ xuống nền gạch hoa, ông N. rót cốc nước lấy đầy đá uống một hơi mới cất tiếng: "Nóng nắng, đi đâu gặp chuyện chướng mắt đều thấy bực”. Bà vợ tủm tỉm: "Dấu hiệu tuổi già đấy. Tôi bảo này, ra ngoài đường thấy chuyện nghịch mắt nên bỏ qua. Không dễ bị tim mạch lắm. Kệ đi…”. Kệ làm sao được...

Thạch Sanh tân truyện: Lạm thu

(HBĐT) - Mặc dù chẳng có bằng cấp gì nhưng nhờ "vía” của phụ vương mà trước khi bước vào năm học mới chàng tiều phu được bổ nhiệm là hiệu trưởng một trường trung học cơ sở ở vùng "rừng xanh, núi đỏ”.     

Thạch Sanh tân truyện: “Nông sản sạch”

(HBĐT) - Trong xu thế phát triển, người tiêu dùng không chỉ có nhu cầu về việc ăn no hay ăn đủ mà còn phải đảm bảo về tiêu chuẩn, chất lượng. Đặc biệt trong thời điểm thực phẩm bẩn đang là vấn đề nhận được sự quan tâm của cộng đồng, việc sử dụng sản phẩm sạch lại càng quan trọng. Nắm bắt được xu thế đó, Thạch Sanh quyết định đầu tư mở cửa hàng kinh doanh nông sản sạch ở vùng "rừng xanh, núi đỏ”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục