VTV.vn - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lưu ý dù đỉnh dịch COVID-19 tại TP.HCM đã qua nhưng phía trước vẫn còn rất nhiều việc phải làm để khắc phục hậu quả do đại dịch gây ra.



Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại điểm cầu Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)

Sáng 9/10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh tiếp xúc cử tri ngành y tế Thành phố theo hình thức trực tuyến.

Phát biểu tại buổi tiếp xúc, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ những mất mát, đau thương quá to lớn của nhân dân TP Hồ Chí Minh, đồng thời cảm ơn và bày tỏ cảm thông sâu sắc đối với 200.000 cán bộ, bác sĩ, nhân viên y tế tăng cường và ở Thành phố ngày đêm chăm sóc người bệnh COVID-19 trong gần 4 tháng qua. Trong đó, nhiều người đã hy sinh, nhiều tấm gương làm việc tận tuy, xả thân làm lay động lòng người, được xã hội trân trọng, tôn vinh và cảm ơn.

Đánh giá về những nỗ lực phòng, chống dịch vừa qua tại TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước cho biết, đợt dịch thứ tư TP đã huy động một nguồn lực rất lớn với 536 trạm y tế lưu động được thành lập; mạng lưới thu dung điều trị của 144 bệnh viện, trong đó, có 32 bệnh viện dã chiến trên khắp các quận huyện với gần 60 nghìn giường bệnh; 1.533 đội lấy mẫu xét nghiệm; lực lượng trực tiếp tham gia phòng chống dịch lên tới gần 200.000 người. Hiện vẫn có trên 20.000 bệnh nhân đang phải điều trị tại bệnh viện, trên 22.000 người điều trị tại nhà.

Dù thời điểm này, TP Hồ Chí Minh đã vượt qua đỉnh dịch, đã vượt qua khó khăn gian khổ để đưa cuộc sống dần trở lại bình yên nhưng Chủ tịch nước nhấn mạnh, không được chủ quan vì số người tử vong còn lớn, số người bị nặng còn nhiều. Chính vì vậy, lãnh đạo TP, các chiến sĩ áo trắng và lực lượng phòng chống dịch vẫn đang ngày đêm miệt mài chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Cũng tại buổi tiếp xúc, các bác sĩ đã kiến nghị cần đẩy nhanh việc tiêm phòng COVID-19 cho trẻ em, thay đổi chính sách chi trả bảo hiểm y tế cho bệnh nhân COVID-19, đặc biệt là sau đại dịch Nhà nước phải tăng đầu tư cho cấp cứu ngoại viện, cho y tế cơ sở, bác sỹ gia đình và hồi sức cấp cứu.

Theo VTV.vn


Các tin khác


Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục