(HBĐT) - Ngày 13/11, buổi sáng, QH thảo luận tại tổ về dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và dự án Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi). Nhiều đại biểu đồng tình cao với các quy định dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo bởi đã cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, chủ trương của Đảng về công tác tôn giáo; làm lành mạnh hóa các quan hệ tôn giáo và hoạt động tôn giáo vì lợi ích chính đáng của tín đồ, tổ chức tôn giáo và lợi ích chung của toàn xã hội.

 

Để dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đi vào cuộc sống, nhiều đại biểu đề nghị cần bổ sung sửa đổi một số quy định cho phù hợp với xu thế hiện nay. Cụ thể, cần tách tôn giáo và tín ngưỡng thành 2 chương, bởi tín ngưỡng có từ lâu đời, ra đời rất sớm cùng với sự xuất hiện của loài người. Tín ngưỡng là nội sinh, không phải do ngoại nhập và gắn chặt chẽ với đời sống người Việt, do tâm tư người Việt tôn thờ và xây dựng. Vì vậy, nếu ghép quản lý tín ngưỡng với quản lý tôn giáo thì rất khó quản lý.

Góp ý về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, các đại biểu cho rằng cần thiết phải quy định nội dung này trong dự thảo Luật, tạo cơ sở pháp lý để người dân biết mình được làm gì, không được làm gì, đồng thời làm căn cứ để cơ quan chức năng quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên, một số hành vi bị nghiêm cấm còn khó định lượng. Mặt khác, dự thảo Luật mới chỉ quy định những hành vi bị nghiêm cấm chung mà chưa làm rõ hành vi nào là bị nghiêm cấm đối với cá nhân; hành vi nào là bị nghiêm cấm đối với tổ chức, do vậy sẽ dễ dẫn đến việc áp dụng tùy tiện và khó xác định chế tài xử lý. Nhiều đại biểu đề nghị cần rà soát những quy định về quản lý hành chính đối với lĩnh vực tôn giáo, vì dự thảo Luật đang có nhiều quy định hạn chế hoạt động của tôn giáo.

Về vấn đề quản lý tôn giáo, có đại biểu cho rằng dự thảo Luật quy định một số thủ tục phát sinh không cần thiết khó thực hiện trong thực tế. Đối với quy định không để các cơ sở GD&ĐT tôn giáo trong hệ thống đào tạo quốc dân, có đại biểu không đồng tình và cho rằng: Nên để các cơ sở giáo dục tôn giáo nằm ở trong hệ thống giáo dục quốc dân để tạo điều kiện cho các chức sắc có điều kiện học tập. Nếu có đủ nhân lực thì thành lập các trường (từ cấp cơ sở đến cấp đại học) và thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Thảo luận về dự án Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi), nhiều đại biểu nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật như trong Tờ trình của Chính phủ và cho rằng: Việc sửa đổi Luật lần này nhằm thể chế hóa chủ trương, nghị quyết của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 2013 về việc thực hiện các quyền của trẻ em; tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, đặc biệt là Công ước quốc tế về quyền trẻ em; khắc phục những hạn chế của Luật hiện hành nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn.

Thảo luận về độ tuổi trẻ em, đa số các đại biểu nhất trí về việc nâng độ tuổi trẻ em lên thành dưới 18 tuổi như lập luận trong Tờ trình của Chính phủ. Theo các đại biểu, việc điều chỉnh này là cần thiết, vừa bảo đảm tuân thủ Công ước quốc tế về quyền trẻ em, vừa thống nhất với các quy định của pháp luật Việt Nam về tuổi trưởng thành đầy đủ (tức là tuổi thành niên). Đồng thời, quy định như vậy phù hợp với độ tuổi hoàn thành giáo dục phổ thông, giúp trẻ em hoàn thiện nhân cách, phát triển cả về thể chất và tinh thần để sẵn sàng tham gia vào đời sống xã hội

Buổi chiều, QH thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và dự án Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi). 

 

 

                                                                                         P.V (TH)

 

 

Các tin khác


Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thành ủy Hòa Bình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết xây dựng văn hóa con người Việt Nam

Sáng 25/4, Thành ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khoá X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Đức Hinh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên tại huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đoàn công tác đã thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục