(HBĐT) - Kể từ tháng 9/2015, Sở NN & PTNT Hà Nội đã tổ chức đoàn cán bộ và các doanh nghiệp làm việc với các cơ sở sản xuất nông sản thực phẩm của tỉnh ta. Đồng thời, đi thăm quan một số cơ sở tiêu biểu của tỉnh sản xuất cam Cao Phong, nuôi cá lồng của Công ty TNHH MTV Minh Tín trên hồ sông Đà. Sau chương trình này, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và phân phối sản phẩm của Hà Nội đã kết nối trực tiếp với cơ sở sản xuất của tỉnh.

 

Việc kết nối tiêu thụ nông sản thực phẩm đã hỗ trợ cơ sở sản xuất nắm bắt nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm ở thị trường Hà Nội, tiêu chí về chất lượng cho từng loại sản phẩm đặc trưng (rau, củ, quả các loại, cam Cao Phong, cá sông Đà…) để có thể đưa vào phân phối tại các siêu thị và cửa hàng thực phẩm an toàn của Hà Nội, từ đó có chiến lược sản xuất sản phẩm tốt hơn. Dựa trên cơ sở yêu cầu đối với từng sản phẩm của các đơn vị phân phối, Sở NN & PTNT rà soát lại các sản phẩm an toàn, đặc sản của địa phương chưa có chứng nhận chất lượng sản phẩm làm cơ sở để kết nối tiêu thụ vào thị trường Hà Nội.

 

 

Sản phẩm rau su su ở xã Quyết Chiến (Tân Lạc) đã liên kết tiêu thụ tại thị trường Hà Nội.

 

Đồng chí Nguyễn Hữu Tài, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản cho biết: Từ chỗ doanh nghiệp phân phối của Hà Nội nắm bắt được thông tin về sản phẩm của tỉnh ta, doanh nghiệp hai bên đã thỏa thuận và ký hợp đồng liên kết, hợp tác đưa nông sản thực phẩm an toàn về Thủ đô tiêu thụ. Cụ thể Công ty CP Nhất Nam xúc tiến, thỏa thuận mỗi năm đưa khoảng 40 tấn cam Cao Phong, 5 tấn cá sông Đà về tiêu thụ tại hệ thống siêu thị Fivimart. Công ty TNHH thực phẩm sạch Biggreen Việt Nam hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cam Cao Phong, rau các loại, thịt lợn Mán, chim bồ câu. Công ty CP Phát triển nông nghiệp Bền vững, Công ty CP Thực phẩm Tây Bắc liên kết tiêu thụ các loại sản phẩm rau su su, thịt lợn Mán, cam Cao Phong tại các bếp ăn tập thể và hệ thống phân phối của Công ty. Ngoài ra, doanh nghiệp sản xuất, đầu tư của Hà Nội là Công ty TNHH sản xuất và thương mại Quang Huy đầu tư và cung ứng cho tỉnh trên 20 hầm biogas phục vụ sản xuất, chăn nuôi. Bên cạnh đó, các thông tin về sản phẩm đặc sản, cơ sở sản xuất tiêu biểu của tỉnh được giới thiệu qua kênh truyền thông của Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội như trang Webside, đài, báo, bản tin Xúc tiến thương mại nông nghiệp.

 

Đến nay, địa bàn tỉnh đã hình thành 2 chuỗi sản xuất rau hữu cơ Lương Sơn và cá lồng vùng hồ sông Đà liên kết với doanh nghiệp và nhà hàng của Hà Nội để cung ứng sản phẩm ra thị trường. Trong đó, sản phẩm rau hữu cơ đã gia nhập chuỗi cung ứng của Công ty CP đầu tư Tâm Đạt, Công ty TNHH Tràng An, Công ty TNHH VinaGAP, Công ty thực phẩm sạch Biggreen Việt Nam. Chuỗi cá sông Đà có thực phẩm sạch Hikifarm, Công ty CP dịch vụ thực phẩm sạch Helomam, nhà hàng Đá Ong – 120, Thành Công, nhà hàng nổi sông Hồng – Kiều Gia, nhà hàng Toàn Thắng – 50 Hào Nam, nhà hàng Minh Trang – Hà Đông… Trong khuôn khổ chương trình phối hợp thúc đẩy liên kết, 2 địa phương tiếp tục triển khai hợp tác cung cấp thực phẩm cho thành phố Hà Nội, tổ chức cho các doanh nghiệp gặp gỡ và giới thiệu các cơ sở của tỉnh tham gia hội chợ Tuần lễ giới thiệu nông sản an toàn, địa chỉ xanh – nông sản sạch…

 

                                                                                     Bùi Minh

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục