(HBĐT) - Từ tháng 8/2016, sản phẩm nhãn Sơn Thuỷ (Kim Bôi) được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Đây được coi như chứng thư đảm bảo cho các hộ có đủ điều kiện sử dụng nhãn hiệu tập thể, duy trì và nâng cao danh tiếng, uy tín sản phẩm về chất lượng, góp phần nâng cao đời sống người dân vùng SX-KD nhãn Sơn Thủy.

Đông đảo khách tham quan, mua hàng tại lễ công bố nhãn hiệu tập thể nhãn Sơn Thuỷ, tổ chức vào tháng 8/2016.

 

Chắt chiu mùa quả ngọt

 

Là xã thuần nông nên người dân xã Sơn Thuỷ chủ yếu làm ruộng, nương và trồng nhiều loại cây ăn quả khác. Đặc biệt nhất, nhà nào cũng trồng nhãn, khắp các con đường đều tràn ngập trong bóng mát của nhãn từ trước sân cho đến ngoài vườn. Hàng năm, cứ tháng 7, tháng 8 là mùa nhãn chín rộ, tháng 9 là mùa nhãn muộn. Mùa nhãn chín, làng quê thanh bình bỗng nhộn nhịp hẳn lên vì tiếng thương lái, xe máy, ô tô tấp nập ra vào chở nhãn đi tiêu thụ khắp nơi. Cũng nhờ mùa nhãn, mọi người nơi đây có thêm thu nhập sau khi công việc đồng áng đã xong.

 

Ngược dòng thời gian tìm hiểu, cây nhãn Hương Chi được đưa về Sơn Thuỷ năm 1989. Người có công đầu trong việc đưa cây nhãn về đồng đất Sơn Thuỷ là Bí thư Đảng uỷ xã Bùi Văn Lực. Lần đầu tiên trên địa bàn xã có diện tích trồng nhãn được áp dụng quy trình kỹ thuật thâm canh với 2,5 ha. Mặc dù vậy, trong suốt khoảng 20 năm sau đó, do gặp nhiều trở ngại như thị trường và giá cả bấp bênh, vốn đầu tư và kiến thức thâm canh của người sản xuất còn nhiều hạn chế... Do vậy, diện tích nhãn tăng chậm đến năm 2010 diện tích trồng nhãn tập trung của xã mới chỉ đạt 38 ha.

 

Trong 5 năm trở lại đây, những khó khăn dần được tháo gỡ, nhận thức của cán bộ và người trồng nhãn có những thay đổi tích cực. Bên cạnh đó có sự giúp đỡ hiệu quả của chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó, diện tích nhãn của xã Sơn Thuỷ đã tăng mạnh. Đến tháng 6/2016, diện tích trồng nhãn tập trung của xã đạt trên 107 ha và đang tiếp tục được mở rộng, đưa loại cây này trở thành cây chủ lực, mũi nhọn trong sản xuất trồng trọt của địa phương. Đến nay, diện tích nhãn được trồng tập trung ở các thôn như thôn Khoang 32,24 ha; thôn Lốc 29,7 ha; thôn Khớt 15,9 ha; thôn Bèo 15,3 ha; thôn Nèo 13,8 ha.

 

Cây làm giàu bền vững

 

Năm 2015, xã Sơn Thuỷ có 42 ha nhãn trong thời kỳ kinh doanh, năng suất bình quân đạt 14 tấn/ha, sản lượng trên 588 tấn. Năm 2016, diện tích nhãn kinh doanh đạt 51 ha, năng suất bình quân đạt 15 tấn/ha, sản lượng đạt 765 tấn. Đặc biệt nhiều vườn nhãn do đầu tư thâm canh tốt, quản lý dịch bệnh hiệu quả nên năng suất đạt trên 20 tấn/ha. Hiệu quả kinh tế của việc phát triển nhãn Sơn Thuỷ đã được chứng minh trong thực tế. Với năng suất như hiện nay và thị trường tiêu thụ khá ổn định, bình quân mỗi ha nhãn Sơn Thuỷ cho thu nhập trên 250 triệu đồng/năm; những vườn có năng suất cao có thể đạt trên 350 triệu đồng/năm. Để hỗ trợ mở rộng sản xuất, xây dựng nhãn hiệu nhãn Sơn Thuỷ, năm 2015, xã Sơn Thuỷ thành lập HTX dịch vụ nông nghiệp với 35 thành viên tham gia. Các thành viên trong HTX đều trồng nhãn. Để tiếp tục xây dựng thương hiệu, niềm tin với người tiêu dùng, được sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp, đến nay, sản phẩm nhãn Sơn Thuỷ đã được cấp nhãn hiệu tập thể và được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ. Việc Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KHCN cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nhãn Sơn Thuỷ của huyện Kim Bôi là bước đột phát mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho người trồng nhãn. Từ chỗ chỉ là sản phẩm nông sản được ưa chuộng ở địa phương, nhãn Sơn Thuỷ sẽ được người tiêu dùng trong cả nước biết đến. Đây là tiền đề quan trọng để sản phẩm nhãn tiến tới xây dựng chỉ dẫn địa lý trong tương lai.

 

Đến nay, người trồng nhãn Sơn Thuỷ đã khá thành thục, chủ động trong các khâu kỹ thuật canh tác, xử lý ra hoa, đậu quả, bón phân cân đối, mẫu mã sản phẩm ngày càng được chú trọng. Những điều đó đã giúp cho sản phẩm nhãn Sơn Thuỷ ngày càng chiếm được niềm tin của người tiêu dùng.

 

Đồng chí Bạch Công Lương, Chủ tịch UBND xã Sơn Thuỷ cho biết: Cây nhãn thích nghi rất tốt với điệu kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại địa phương, cho năng suất cao và ổn định; chất lượng không thua kém so với những vùng trồng nhãn truyền thống ở phía Bắc nước ta. Trong thời gian tới, xã tiếp tục mở rộng diện tích nhãn Hương Chi, chú trọng phát triển bền vững và đảm bảo an toàn thực phẩm. Nỗ lực xây dựng và phát triển thương hiệu nhãn Sơn Thuỷ thông qua đẩy mạnh hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp Sơn Thuỷ. Hiện, xã tranh thủ các nguồn vốn về hỗ trợ phát triển sản xuất xây dựng các mô hình để hỗ trợ nông dân, đặc biệt là kỹ thuật canh tác và nguồn giống đảm bảo chất lượng. Đẩy mạnh cải tạo vườn tạp, tận dụng diện tích đất bưa bãi, gò đồi thấp chuyển sang trồng nhãn; thực hiện ghép cải tạo đối với những cây nhãn, vườn nhãn già cỗi, giống cũ. Ngoài giống nhãn Hương Chi là chủ lực, tiếp tục thử nghiệm một số giống nhãn mới nhằm đa dạng hoá sản phẩm, kéo dài thời gian thu hoạch. Tiếp tục theo dõi, đánh giá, lựa chọn cá thể tốt để đề nghị công nhận cây đầu dòng, tạo nguồn nhân giống tại chỗ đảm bảo số lượng, chất lượng.

 

                                                                                          Hải Linh

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục