(HBĐT) - Năm 2016, cam Cao Phong được mùa và tiếp tục có những bước đi vững chắc, khẳng định thương hiệu trên thị trường. Cao Phong đang khai thác hiệu quả lợi thế tự nhiên về thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn lực KH-KT, lao động, phát triển vùng cam hàng hóa mang cuộc sống ấm no, giàu có cho người nông dân.

Lễ hội cam Cao Phong lần thứ 2 và Hội chợ nông nghiệp - du lịch - thương mại vùng Tây Bắc năm 2016 thu hút trên 100.000 lượt người thăm quan, mua bán; tiêu thụ 1.000 tấn cam, quýt các loại.

 

Thị trấn Cao Phong những ngày áp Tết thiên nhiên, đất trời giao hòa cùng lòng người ngập tràn hương sắc mùa xuân. Nắng ấm cuối đông hanh hao, vàng như rót mật trên vùng thảo nguyên mướt xanh. Nụ cười, ánh mắt người nông dân rạng rỡ. Đón Tết, nhiều khu vườn, cam vẫn sai  trĩu quả căng tròn mọng nước. Thị trấn Cao Phong là phố cam sầm uất. Năm 2016, cam Cao Phong gặt hái được những thành quả to lớn. Cam được mùa, được giá, thương hiệu tiếp tục vươn xa đem lại những cơ hội mới cho ngành nông nghiệp cũng như cuộc sống của người trồng cam. Người trồng cam đã quan tâm hơn đến nguồn nước, cải tạo đất sạch, chăm sóc, bón phân theo quy trình sản xuất sạch, bền vững, hướng tới mục tiêu đạt tiêu chuẩn VietGap.  Vì vậy, chất lượng cam tiếp tục được nâng lên. Cam có vị ngọt, thơm mát và quan trọng là an toàn khi thưởng thức.

 

Từ khi được cấp giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam vào năm 2014, đến nay, cam Cao Phong có những bước tiến dài, khẳng đinh vị trí trên thị trường. Không chỉ chinh phục các thị trường lớn ở khu vực miền Bắc, cam Cao Phong đã bắt đầu “nam tiến”. Năm 2016, cam Cao Phong được Viện Sở hữu trí tuệ quốc tế cấp chứng thư “Tốp 10 thương hiệu, nhãn hiệu  nổi tiếng lần thứ 5”, đặc biệt thông qua 2 lần tổ chức Lễ hội cam vào năm 2015 và năm 2016, sản phẩm Cam  Cao Phong tiếp tục tạo dựng được uy tín trên thị trường, tạo bước đột phá trong định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh. Nhiều tổ chức, cá nhân trồng, kinh doanh cam của huyện đã được cấp giấy chứng nhận và các giải thưởng sản phẩm sạch và an toàn do các tổ chức có uy tín bình chọn.

 

Một mùa xuân ấm no và tươi sáng hiển hiện trên vùng đất Mường Thàng. Đến nay, diện tích cây ăn quả có múi của huyện là 2.078 ha, trồng tập trung ở thị trấn Cao Phong và các xã: Tây Phong, Bắc Phong, Thu Phong, Dũng Phong, Yên Lập, Đông Phong... Toàn huyện có 900 ha cây thời kỳ kinh doanh, trung bình đạt 700 triệu đồng/ha. Năm 2016, đạt sản lượng 23.000 tấn. Giá trung bình khoảng 30.000 đồng/kg, doanh thu từ cam đạt xấp xỉ 600 tỷ đồng. Đây có thể xem là doanh thu từ sản xuất nông nghiệp đáng mơ ước của nhiều địa phương trong nước. Những hộ giàu có từ trồng cam cũng được nâng lên cùng với thời gian. Cả  huyện có khoảng 400 hộ thu nhập từ 100-500 triệu đồng, 122 hộ trên 500 triệu đồng, 44 hộ thu từ 1 - 3 tỷ đồng, trên 3 tỷ không dưới 10 hộ.

 

Trao đổi về định hướng cho cây cam trong tương lai, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong Hồ Xuân Dũng cho biết: Cao Phong đang thực hiện các giải pháp phát triển thương hiệu cam nhằm thực hiện có hiệu quả định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Trong đó sẽ quản lý tốt chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong. Tổ chức cho các tổ chức, cá nhân buôn bán cam, quýt ký cam kết không vì hám lợi mà nhập các loại cam, quýt từ nơi khác vào địa bàn trà trộn với cam Cao Phong để tiêu thụ kiếm lời. Tiếp nhận có chọn lọc các loại phân bón, chế phẩm sinh học phù hợp phục vụ cho việc trồng, chăm sóc, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, chế biến phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Huyện khuyến khích định hướng cho các hộ dân, tổ hợp tác sản xuất, HTX, doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học. Làm tốt khâu quản lý và sản xuất giống có chất lượng, bố trí cơ cấu giống theo hướng rải vụ để có sản phẩm cam, quýt 8 tháng trong năm. Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, AseanGap, EuroGap để bảo đảm chu trình sản xuất khép kín theo hướng sản xuất sạch và an toàn. Huyện phấn đấu 100% diện tích cam sản xuất theo quy trình VietGap.

 

Khảo sát vùng cam Cao Phong, đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN& PTNT ghi nhận những bước đi đúng đắn và hiệu quả của cấp ủy, chính quyền, người dân huyện Cao Phong đã khai thác tốt tiềm năng, xây dựng vùng sản xuất cam hàng hóa, gắn với thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng NTM, trong đó du lịch dịch vụ, nông nghiệp chất lượng cao làm nền tảng. Tin tưởng nông dân Cao Phong và tỉnh Hòa Bình có thể làm giàu bền vững trên chính đồng đất quê hương.

 

                                                                                  

 

                                                                             Lê Chung

Các tin khác


Giá vàng sáng 20/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 20/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 312/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục