(HBĐT) - Cùng với việc tập trung chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, từ năm 2013, huyện Yên Thủy đã chủ động, sáng tạo thực hiện thí điểm thành công và nhân rộng việc dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi đưa cơ giới hóa vào sản xuất, bước đầu hình thành cánh đồng lớn, vùng chuyên canh địa phương. Ban đầu mỗi hộ có từ 3.000 - 5.000 m2 đất trồng cây hàng năm nhưng chia thành 8 - 12 thửa, cá biệt có hộ lên đến 30 thửa. Ruộng đất phân tán, manh mún gây khó khăn trong đầu tư thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chăm sóc và đưa cơ giới hóa vào sản xuất, gây lãng phí công lao động rất lớn. Cùng với đó là các tuyến đường ra đồng nhỏ hẹp, không có mương dẫn nước…


Để giải quyết tình trạng trên, tạo quỹ đất để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng và thực hiện nguồn lực cho xây dựng NTM mới, Huyện ủy, HĐND huyện đã ban hành Nghị quyết số 03, ngày 17/12/2012 về mục tiêu, nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2013; Nghị quyết số 05 của HĐND huyện khóa XVIII, kỳ họp thứ 5 về kế hoạch phát triển KT-XH năm 2013. Trong đó xác định công tác đồn điền, đổi thửa là nhiệm vụ trọng tâm, là tiền đề để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, thực hiện mục tiêu xây dựng NTM.

Đồng chí Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy cho biết: "Năm 2013, huyện đã chỉ đạo thực hiện thí điểm trên địa bàn 3 xóm là Hổ 2, Trường Long, xã Ngọc Lương và xóm Ao Hay, xã Yên Trị. Sau khi thực hiện thí điểm thành công đã tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng ra toàn huyện. Việc dồn điền, đổi thửa thực hiện trên nguyên tắc đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và tham gia ý kiến của nhân dân. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, ổn định tình hình an ninh nông thôn. Gắn thực hiện dồn điền, đổi thửa với tổ chức quy hoạch xây dựng NTM, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp và quy hoạch sử dụng đất. Tạo điều kiện cho các hộ sử dụng đất thực hiện các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng đất nông nghiệp theo quy định của Luật Đất đai nhưng không được thay đổi mục đích sử dụng đất. Sau khi dồn điền, đổi thửa thực hiện ngay việc đo đạc, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ…”.

Kết quả, đến hết năm 2016, toàn huyện đã thực hiện dồn điền, đổi thửa cho 36 xóm thuộc 7/12 xã. Tổng diện tích đất nông nghiệp đã thực hiện dồn điền, đổi thửa trên 1.100 ha, trên 3.000 hộ, giảm 63,79% số thửa sau khi đã dồn. Các hộ dân đã hiến 16,2 ha đất để làm các công trình nội đồng. Sau khi dồn đổi, toàn huyện đã đào, vét được 185 km kênh mương, 2 bai dâng, đắp 131 km đường nội đồng, lắp trên 2.600 cống qua đường.

Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, huyện đã hỗ trợ 1 triệu đồng/ha để các xóm thuê máy móc đào đắp hình thành các tuyến đường, tuyến mương chính. Hỗ trợ 4,5 triệu đồng/ha kinh phí đo đạc, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện nay, huyện đã đo đạc và cấp lại 500 ha giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng kinh phí 2,25 tỷ đồng.

Như vậy, sau 4 năm triển khai thực hiện dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Thủy đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho nông dân, khẳng định dồn điền, đổi thửa là chủ trương, hướng đi đúng đắn phù hợp với yêu cầu thực tiễn địa phương, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Nhờ dồn điền, đổi thửa đã khắc phục được tình trạng manh mún ruộng đất. Bình quân mỗi hộ chỉ còn từ 1 - 3 thửa, hình thành những thửa ruộng, cánh đồng lớn, kết hợp xây dựng đường giao thông, kênh mương nội đồng theo quy hoạch nông thôn mới, tạo điều kiện đưa cơ giới hóa vào sản xuất, thuận lợi cho việc tưới tiêu, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, từ đó nâng cao năng suất cây trồng và thu nhập cho người dân.

Sau dồn điền, đổi thửa, việc tổ chức sản xuất, gieo trồng trên thửa đất mới thuận lợi, nhanh chóng hơn đã tạo động lực thúc đẩy nông dân sản xuất và gắn bó với đồng ruộng, giảm được chi phí sản xuất như công làm đất, thời gian chăm sóc phòng trừ sâu bệnh khoảng 6 triệu đồng/ha. Thông qua đó góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc tham gia đóng góp xây dựng NTM, tự nguyện hiến đất, đóng góp ngày công lao động, kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất. Phát huy được quyền dân chủ của người dân trong việc quản lý các nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước và nhân dân đóng góp theo cơ chế trao quyền chủ động cho cộng đồng dân cư, tự bàn bạc, quyết định, thống nhất lựa chọn đầu tư, xây dựng các hạng mục hạ tầng cơ sở thiết yếu.

Xuân Thiên (Đài Yên Thủy)


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục