(HBĐT) - Trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, xác định huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh là ưu tiên hàng đầu, huyện Cao Phong đã có nhiều cách làm hay "lấy sức dân để chăm lo cuộc sống cho nhân dân” với phương châm "dễ làm trước, khó làm sau”. Nhiều năm nay, việc xã hội hóa xây dựng NTM đã trở thành phong trào góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.


Nam Phong là xã về đích NTM năm 2016. Từ khi thực hiện chương trình xây dựng NTM, xã Nam Phong đã nâng cao nhận thức, năng lực chỉ đạo điều hành từ cán bộ xã đến xóm tạo nên sức mạnh tổng hợp và sự đồng lòng của nhân dân. 6 năm qua (2011-2016), xã đã huy động nguồn lực trên 105 tỷ đồng xây dựng NTM, trong đó, nhân dân đóng góp gần 20 tỷ đồng. Nguồn lực trên chủ yếu tập trung xây dựng hệ thống GTNT, các công trình thuỷ lợi, trường học, trạm y tế... phục vụ nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, xã tích cực chỉ đạo nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng KH-KT vào sản xuất, đặc biệt là 2 loại cây trồng chủ lực cam và mía đem lại thu nhập cao cho người dân. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 29 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 12%; 99% lao động có việc làm thường xuyên; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 25%; 95% người dân tham gia BHYT; trên 90% hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh...


Nhân dân xóm Pheo A, xã Yên Thượng (Cao Phong) đóng góp ngày công, vật liệu làm sân nhà văn hoá, góp phần đạt tiêu chí NTM.

Các xã đã truyền tải mục đích, ý nghĩa, nội dung xây dựng NTM bằng hình thức sân khấu hóa, tổ chức đa dạng hình thức tuyên truyền, tạo chuyển biến rõ nét từ nhận thức đến hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nhận thức rõ vai trò chủ thể trong xây dựng NTM, nông dân huyện Cao Phong không chỉ năng động trong phát triển nông nghiệp hàng hóa mà còn tự giác tham gia kiến thiết nông thôn. Trong xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng ở các xã, cấp ủy, chính quyền, ban công tác mặt trận đưa ra nhân dân thảo luận sâu rộng, thông qua những công việc cụ thể, xây dựng thiết kế, dự toán thu, chi, mức đóng góp, phương án thi công, lộ trình thanh toán. Giám sát chặt kỹ thuật, chất lượng vật liệu kiến trúc, chọn giải pháp thi công tối ưu, thanh toán theo khối lượng hoàn thành và công khai, minh bạch tình hình thu - chi, sử dụng vốn đóng góp cho nhân dân biết. Huyện Cao Phong đã phát huy hiệu quả nguồn lực, trách nhiệm của nhân dân, chung sức xây dựng NTM. Cấp ủy, chính quyền các xã bố trí nguồn vốn tập trung xây dựng các công trình phục vụ sản xuất, thúc đẩy giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa. Thực hành "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi”. Qua đó, Cao Phong đã khơi thông nguồn lực trong nhân dân, "lấy sức dân để lo cho dân” trong xây dựng NTM.

Đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Một trong những điểm nhấn cơ bản trong phong trào xây dựng NTM là quyết tâm chính trị cao nhất của Đảng bộ, chính quyền địa phương và sự đồng thuận của nhân dân khi triển khai thực hiện phong trào. Đặc biệt cần phát huy dân chủ ở cơ sở, nêu cao vai trò gương mẫu, đi đầu của cán bộ, đảng viên, xây dựng niềm tin trong nhân dân, tất cả mọi công trình kêu gọi đóng góp phải công khai, minh bạch. Cơ chế, chính sách đồng bộ trong hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng NTM tạo nên bước đột phá, thu hút được lượng lớn nguồn lực đối ứng của cộng đồng dân cư tham gia xây dựng NTM, là động lực khơi dậy các nguồn lực, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thi đua xây dựng NTM ở tất cả các xã trên địa bàn huyện. Việc phát triển sản xuất tiếp tục được đẩy mạnh cả về số lượng, chất lượng, tập trung vào các nhóm hàng hóa chính, có lợi thế so sánh cạnh tranh như cây ăn quả có múi, cây mía, nuôi thủy sản tại xã Bình Thanh và Thung Nai.

Từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã huy động các nguồn lực thực hiện chương trình NTM đạt 88.051 triệu đồng. Huyện không có nợ đọng xây dựng cơ bản. Đến nay, toàn huyện có 3 xã đạt chuẩn NTM là Dũng Phong, Thu Phong, Nam Phong; 5 xã đạt từ 11 - 15 tiêu chí, 4 xã đạt từ 5 -10 tiêu chí. Năm 2017, xã Đông Phong phấn đấu về đích NTM, huyện đã tổ chức hội nghị chuyên đề, rà soát từng tiêu chí đã đạt, chưa đạt để bàn giải pháp thực hiện, phân công cụ thể cho thành viên Ban chỉ đạo, các ngành phụ trách từng tiêu chí giúp xã triển khai thực hiện, vận động cán bộ, đảng viên, nhân dân tiếp tục tham gia thực hiện chương trình.


                                                                               Đinh Thắng

Các tin khác


Tập huấn “Nâng cao chất lượng hoạt động vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội”

(HBĐT) - Ngày 19/9, tại huyện Mai Châu, Trung tâm Hỗ trợ thanh thiếu nhi Việt Nam phối hợp cùng Tỉnh Đoàn Hoà Bình, Huyện Đoàn Mai Châu tổ chức hội nghị tập huấn "Nâng cao chất lượng hoạt động vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội” năm 2023.

Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Trong bối cảnh thế giới nhiều biến động tiêu cực, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và thương mại, nền kinh tế trong nước phải trông cậy rất nhiều vào giải ngân vốn đầu tư công.

Ngừng hoạt động toàn bộ dự án Nhà máy mía đường Hòa Bình 

(HBĐT) - Ngày 18/9, Sở Kế hoạch và đầu tư ban hành Quyết định số 99/QĐ-SKHĐT về việc ngừng hoạt động toàn bộ dự án Nhà máy mía đường Hòa Bình tại xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 4, Luật Đầu tư năm 2020.

32 dự án trong nước được chấp thuận chủ trương đầu tư

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh, 8 tháng qua, có 32 dự án trong nước được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 14.000 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 736 dự án đang hoạt động, trong đó có 36 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký khoảng 608 triệu USD và 700 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 189.075 tỷ đồng.

Măng nứa tươi - món ngon truyền thống

(HBĐT) - Tiếp tục hiện thực hóa khát vọng vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản lớn trong nước, Công ty CP Kim Bôi (khu Vai, thị trấn Ba Hàng Đồi, Lạc Thủy) không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng, cải tiến bao bì, mẫu mã; tăng cường kết nối và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong năm nay, măng nứa tươi là 1 trong 2 sản phẩm được công ty đưa vào kế hoạch thực hiện để được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh. Qua đó góp phần thúc đẩy tiêu thụ, nâng tầm giá trị các nông sản đặc trưng của huyện, tỉnh, tăng thu nhập cho lao động cũng như người sản xuất tại các vùng trồng măng.

Huyện Lạc Sơn có 10 sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm, đến thời điểm này, huyện Lạc Sơn có 10 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Trong đó, năm 2022, huyện có 4 sản phẩm được công nhận, gồm: thịt chua Lâm Tin, xã Vũ Bình; rượu cần Mường Khói, xã Ân Nghĩa; mật ong Thành An của HTX nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Thành An, xóm Đồi Cả, xã Mỹ Thành; sim rừng Phương Bắc của Công ty TNHH Phương Bắc, xóm Cỏ, xã Mỹ Thành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục