Từ ngày 1-1-2018, xăng RON 92 sẽ chính thức được thay thế bằng xăng sinh học E5 RON 92 và trên thị trường chỉ còn hai loại xăng E5 RON 92 và RON 95. Thời điểm này không còn xa và theo các chuyên gia, cần giải quyết được bất cập về giá thành thì lộ trình này mới thành công.


Cùng vào cuộc

Chuẩn bị cho việc đưa xăng sinh học vào cuộc sống, từ đầu tháng 9 đến nay, Bộ Công thương đã liên tục làm việc với các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ… và với các đầu mối sản xuất và kinh doanh xăng dầu, nhà máy sản xuất Ethanol sinh học nhằm đôn đốc các đơn vị thực hiện kinh doanh xăng E5 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Nhiều địa phương đang triển khai các giải pháp để chuẩn bị cho lộ trình này.

Đơn cử, theo thông tin từ Sở Công thương Hà Nội, hiện có ba trạm phối trộn xăng E5 cung ứng cho thị trường Hà Nội gồm: Trạm của Công ty Xăng dầu Khu vực I (Tổng kho xăng dầu Đức Giang), công suất 15 nghìn m3/tháng; trạm của Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội tại Hải Phòng, công suất 8.000m3/tháng; trạm của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tại Tổng kho Đình Vũ (Hải Phòng), công suất 20 nghìn m3/tháng. Ngoài ra, Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình đã đầu tư xây dựng trạm phối trộn xăng E5 tại huyện Thường Tín, dự kiến ngày 1-1-2018 sẽ bắt đầu xuất hàng. Các trạm này đều có thể tăng công suất tùy theo nhu cầu của thị trường. Hà Nội cũng đang có 486 cửa hàng xăng dầu, trong đó 140 cửa hàng có kinh doanh xăng E5. Sở Công thương Hà Nội cũng đang chủ động làm việc với doanh nghiệp (DN) đầu mối, thương nhân phân phối trên địa bàn thống kê, rà soát trang thiết bị hiện có để hướng đầu tư, cải tạo, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở hạ tầng vật chất, kỹ thuật cũng như nguồn cung, bảo đảm không bị thiếu hụt.


Xăng sinh học sẽ được đưa vào sử dụng từ ngày 1-1-2018.

Về phía các DN, ông Phan Thế Ruệ - Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho biết, lộ trình đưa xăng sinh học vào cuộc sống từ ngày 1-1-2018 tới có khả năng sẽ thực hiện được, bởi các DN đầu mối hiện đã và đang rốt ráo chuẩn bị cho thời điểm này. Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định thành công của lộ trình.

Cụ thể, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) mới đây đã chỉ thị cho các công ty thành viên và đại lý với nội dung bắt đầu từ đầu năm 2018, DN này sẽ thực hiện lộ trình thay thế hoàn toàn xăng RON 92 bằng xăng E5 RON 92. Petrolimex cũng khuyến khích các công ty tuyến sau thực hiện chuyển đổi sớm trong trường hợp đơn vị đáp ứng đủ các điều kiện tại cửa hàng xăng dầu và nguồn xăng E5 từ các công ty tuyến trước đã sẵn sàng để đáp ứng. Petrolimex là đơn vị chiếm 50% thị phần tiêu thụ xăng dầu bán lẻ tại thị trường trong nước với hơn 2.471 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên khắp cả nước và sự tham gia của DN này sẽ góp phần cho thành công của lộ trình đưa xăng sinh học vào cuộc sống.

Hoặc với PV OIL Hà Nội hiện đã triển khai 17/36 cửa hàng xăng dầu bán xăng E5, chiếm tỷ lệ 47% số cửa hàng xăng dầu hiện có. Dự kiến đến đến cuối năm 100% cửa hàng sẽ kinh doanh xăng E5.

 

Băn khoăn câu hỏi giá thành

DN đã chủ động vào cuộc trong việc đưa xăng sinh học vào cuộc sống, tuy nhiên, hoạt động này vẫn gặp không ít khó khăn.

Cụ thể, ông Phan Thế Ruệ cho biết, thiết bị phối trộn Việt Nam có thể sản xuất được nhưng khi đầu tư vào cũng cần một số tiền tương đối lớn, khiến các DN, đặc biệt là DN nhỏ sẽ gặp khó khăn hơn. Thêm nữa, các cửa hàng bán lẻ cũng phải tập trung đầu tư vào việc xử lý về mặt kỹ thuật, khoa học, công nghệ để biến những cột bơm xăng RON 92 cũ thành những cột bơm xăng E5 RON 92 và việc này cũng cần phải có kinh phí để chuyển đổi, gây áp lực lên chi phí giá thành xăng E5.

Nguồn cung xăng sinh học cũng là vấn đề phải bàn đến, bởi theo báo cáo của Bộ Công thương, lượng Ethanol nhiên liệu dùng để phối trộn sẽ đủ nếu huy động được cả hai nhà máy Ethanol Dung Quất và Bình Phước đang tạm dừng sản xuất. Do đó, một số chuyên gia đặt vấn đề ngược lại, nếu hai nhà máy này chưa thể vận hành được vào năm 2018 thì nguồn nhiên liệu phối trộn phải giải quyết ra sao? Kể cả trong trường hợp vận hành đúng thời điểm, liệu giá Ethanol nhiên liệu trong nước có thể cạnh tranh được với nguồn nhập khẩu hay không khi nguồn nhập khẩu có giá thành rất cạnh tranh. Ông Phan Thế Ruệ đặt câu hỏi: "Sản xuất Ethanol trong nước vẫn chủ yếu bằng nguyên liệu từ sắn. Trong khi các nước trên thế giới sản xuất Ethanol bằng đậu, bằng ngô với giá thành rất thấp. Vậy làm sao cạnh tranh được với giá sản phẩm nhập khẩu?”.

Theo đó, vị Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu cho rằng ở góc độ vĩ mô, để ổn định trong việc cung cấp mặt hàng này, điều trước tiên là phải bảo đảm đủ nguồn cung Ethanol trong nước. Phải làm sao để giá Ethanol cạnh tranh, thậm chí rẻ hơn so với Ethanol nhập khẩu để DN ổn định sản xuất kinh doanh và phát triển bền vững. Để làm được điều đó, cần quy hoạch vùng nguyên liệu có thể đáp ứng đủ Ethanol nhiên liệu với giá thành cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Nếu không giảm đầu vào Ethanol sản xuất trong nước, cộng với chi phí pha trộn thì chắc chắn, giá thành của xăng E5 RON 92 sẽ cao hơn mức bình thường, không khuyến khích người sử dụng.

Ngoài ra, phải đặc biệt chú trọng đến công tác tuyên truyền với người tiêu dùng để họ biết và loại bỏ suy nghĩ sử dụng xăng E5 tiêu hao lớn hơn xăng RON 92, dễ gây hỏng hóc, cháy nổ phương tiện... tránh trường hợp người tiêu dùng chỉ tập trung sử dụng xăng RON 95. "Nếu những vấn đề trên được giải quyết đồng bộ, chắc chắn việc đưa vào sử dụng xăng sinh học E5 RON 92 nhằm thay thế xăng khoáng RON 92 sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn, không phải kéo dài đến năm 2018”, ông Phan Thế Ruệ cho hay.


Theo Nhandan

Các tin khác


Duy trì sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản

Trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 20,26 tỷ USD.

Người dân xã Đa Phúc ấm no từ trồng mía

(HBĐT) -Dọc trên những con đường bê tông liên thôn, xóm tại xã Đa Phúc (Yên Thủy) là những ruộng mía bạt ngàn. Nông dân hồ hởi chăm sóc đảm bảo thu hoạch đúng khung thời vụ. Trong 2 - 3 năm trở lại đây, giá mía ở mức 6.000 - 8.000 đồng/cây, thị trường tiêu thụ ổn định. Cây mía đã trở thành cây trồng mũi nhọn giúp bà con nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

Sản lượng thủy sản thu hoạch ước đạt 6,14 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Trong đó, nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt, các chỉ số môi trường tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Hiện, tổng diện tích nuôi cá ao, hồ toàn tỉnh đạt 2.698 ha với 4.900 lồng nuôi cá, tăng 200 lồng so với cùng kỳ.

Tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 1.028,4 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Cục Thống kê, trong tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.028,4 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 3,19%, so với cùng kỳ năm trước tăng 33,5%.

Nhận diện rào cản trong hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, cải thiện chỉ số PCI

(HBĐT) - Khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp (DN) thời gian qua rất rõ ràng, điều này trực tiếp phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh trong quý I/2023 ước đạt 3,88%. Đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hòa Bình. Nhận diện sớm và kịp thời đưa ra các giải pháp đồng bộ, thiết thực là nhiệm vụ cấp bách của tỉnh. 

Nâng cao trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công

Để chấn chỉnh tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn. Thực tế cho thấy, nơi nào lãnh đạo cấp ủy, chính quyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực vào cuộc thì việc triển khai các dự án vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục