(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các ngân hàng (NH), tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn đã tích cực huy động nguồn vốn, chủ động tìm kiếm khách hàng đầu tư tín dụng. Đặc biệt, các TCTD đã đầu tư cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như các đối tượng chính sách xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương.
Ngân
hàng Quân đội (MB) - Chi nhánh tỉnh Hoà Bình đảm bảo cho vay vốn
hiệu quả, thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương.
Tính đến ngày 30/8,
các TCTD trên địa bàn đã đạt tổng dư nợ 17.750 tỷ đồng, tăng 14% so với cuối
năm 2016. Dư nợ cho vay theo các chương trình tín dụng, trong đó, cho vay nông
nghiệp, nông thôn đạt 10.437 tỷ đồng, chiếm 62% tổng dư nợ; cho vay hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 3.844 tỷ đồng, chiếm 24% tổng dư nợ, cho vay hỗ trợ
công nghiệp 20 tỷ đồng và cho vay xuất khẩu 20 tỷ đồng.
Theo đánh giá của chi nhánh NHNN tỉnh, tiếp cận
và vay vốn của các tổ chức, cá nhân tại các TCTD thuận lợi, không có ách tắc. Mặc
dù vậy, đáng chú ý, chất lượng tín dụng đến ngày 31/7/2017 của các TCTD có số nợ
xấu toàn địa bàn 426 tỷ đồng, chiếm 2,44% tổng dư nợ. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu của
các NH như sau: NHNo&PTNT 2,2%; NHTMCP ĐT&PT 2,93%; NHTMCP Công Thương
8,5%; NHTMCP VPBank 2,19%; NH TMCP Bưu điện Liên Việt 1,03%; quỹ tín dụng nhân
dân cơ sở 2,84%.
Đối với công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các
NH, TCTD, NHNN chi nhánh tỉnh đã chỉ đạo các TCTD thực hiện nghiêm túc các quy
định về tín dụng, lãi suất huy động và lãi suất cho vay, giải quyết các khó
khăn, vướng mắc với khách hàng, đảm bảo hoạt động tuân thủ đúng quy định của
pháp luật. Trong đó, tiếp tục triển khai thanh tra các TCTD theo chương trình
và kế hoạch (NHNo&PTNT chi nhánh Yên Thủy và 1 quỹ tín dụng nhân dân). Đồng
thời, giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân xã Hòa
Sơn, thực hiện các giải pháp xử lý kịp thời khi có phát sinh.
Theo đồng chí Vũ Thị Song Nguyệt, Phó Giám đốc
NHNN chi nhánh tỉnh, từ nay đến cuối năm
2017, NHNN chi nhánh tỉnh chỉ đạo các TCTD trên địa bàn thực hiện nghiêm túc
chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam, bảo đảm hoạt động NH an toàn, hiệu quả,
trong đó, thực hiện đúng các quy định của NHNN về lãi suất tiền gửi của tổ chức,
cá nhân, giải pháp về lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của TCTD đối với
khách hàng vay để ổn định mặt bằng lãi suất, ổn định thị trường tiền tệ.
Có biện pháp hỗ trợ khách hàng phù hợp khắc phục
khó khăn phát triển SX-KD, miễn giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ; phối hợp với các
cơ quan chức năng hỗ trợ thực hiện Nghị quyết số 42/2017/NQ-QH14 của Quốc hội về
thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD và Đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD gắn với xử
lý nợ xấu theo kế hoạch, chỉ đạo của Hội sở chính.
Chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật
về cấp tín dụng, bảo đảm tiền vay, các quy định về an toàn hoạt động, thực hiện
phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định. Nghiêm cấm cạnh
tranh không lành mạnh trong hoạt động NH, đặc biệt là trong huy động vốn.
Tập trung vốn tín dụng vào lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp, nông thôn, lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN Việt
Nam; kiểm soát chặt chẽ mức độ tập trung tín dụng; hạn chế tăng trưởng tín dụng
trung, dài hạn và cấp tín dụng cho những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là
lĩnh vực bất động sản, dự án BOT, BT giao thông.
Khắc phục, chỉnh sửa nghiêm túc các sai phạm qua
thanh tra, kiểm tra. Nâng cao hiệu quả kiểm soát, kiểm toán nội bộ, nâng cao
năng lực đánh giá, thẩm định tín dụng và
đạo đức nghề nghiệp của cán bộ NH...
Bên cạnh đó, các TCTD trên địa bàn cần thực hiện
tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, tham gia chương trình xây dựng nông
thôn mới, công tác hỗ trợ an sinh xã hội trên địa bàn. Thực hiện chế độ thông
tin báo cáo theo quy định.
Hồng Trung
(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển lâm nghiệp. Trong những năm qua, nhằm nâng cao giá trị của rừng, Hòa Bình đã ban hành nghị quyết, xây dựng đề án hỗ trợ phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được người dân khoanh nuôi bảo vệ chiếm tỷ lệ lớn, trong khi phí khoán bảo vệ và phí dịch vụ môi trường rừng được chi trả thấp khiến nhiều hộ dân chưa thực sự sống được nhờ rừng. Đây là vấn đề đặt ra không chỉ đối với Hòa Bình mà còn là bài toán chung của nhiều tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc hiện nay.
(HBĐT) - Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.
(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư. Đến nay, huyện đã thu hút 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 307 triệu USD, chiếm 58,9% về dự án và chiếm 49,8% về vốn đăng ký so với toàn tỉnh.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.
(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
(HBĐT) - Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2023 của tỉnh dự kiến đến hết tháng 9 mới đạt 20% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp so với bình quân cả nước (cả nước 39%). UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư, sở, ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu giải ngân đạt trên 90% kế hoạch vốn ĐTC được giao.