(HBĐT) - Đúng như dự đoán của nhiều người làm vườn, từ đầu vụ đến nay, giá chanh đào tại các huyện giảm mạnh. Những vườn có khách mua sớm thì bán được giá từ 8.000 -10.000 đồng/kg, sau đó giá giảm dần. Hiện nay, giá tại vườn chỉ được 4.000 - 6.000 đồng/kg chanh đẹp. Nhiều vườn chanh ít chăm sóc không bán được.



Vườn chanh của gia đình ông Đặng Văn Biều, xã Thống Nhất (TP Hòa Bình) không chăm sóc nên quả xấu, khó bán.

 Cách đây 3 năm, chanh đào được giá, trồng và chăm sóc đơn giản, ông Đặng Văn Biều ở xã Thống Nhất, TP Hòa Bình mua hơn 3.000 cây chanh đào về trồng. Thời điểm đó, nhiều người đua nhau trồng tạo nên "cơn sốt” cây giống. Có lúc giá cây giống lên hơn 20.000 đồng/cây. Sau khi trồng được 2 năm cây bắt đầu cho thu hoạch. Vụ chanh năm ngoái, vườn nhà ông cho thu bói được vài tạ. Do xa đường nên ông chỉ nhờ người quen bán hộ với giá trên 10.000 đồng/kg. Năm nay, số lượng cây cho thu hoạch tăng lên nên vườn của ông được khoảng 2 tấn quả. Vừa rồi ông gọi thương lái vào vườn xem chanh để bán nhưng họ đều kêu giá rẻ, chỉ trả 3.000 - 4.000 đồng/kg. Nếu chủ vườn cắt cho họ thì giá 5.000 - 6.000 đồng/kg. Với công chăm sóc và thu hái như vậy thì người nông dân lỗ nặng.

ông Biều cho biết: Số lượng cây nhà tôi bói và cho thu hoạch chưa nhiều bởi tôi trồng nhiều đợt. Từ sang năm trở đi mỗi vụ gia đình tôi thu hàng chục tấn. Nếu giá như này thì không có công chăm sóc. Từ năm ngoái biết giá chanh sẽ rẻ nên tôi ít chăm sóc. Do ít chăm sóc, năm nay quả chanh nhỏ hay bị nhện trắng làm rám vỏ nên thương lái chê không mua. Không biết từ giờ đến cuối vụ có người mua hay không? Với giá chanh như này, cuối vụ tôi định chặt bỏ hết chanh để ghép cam hoặc bưởi. 

Cũng như nhà ông Biều, nhiều gia đình ở Cao Phong và các huyện Kim Bôi, Tân Lạc khi thấy giá chanh đào được giá đã đầu tư mở rộng diện tích trồng. Anh Nguyễn Xuân Trường ở xóm Mới, xã Thu Phong (Cao Phong) cho biết: Cũng như năm ngoái, nhiều thương lái đi xem vườn rồi chê quả nhỏ, quả xấu, trả giá rẻ như cho. Khi nhiều hàng thì thương lái chê rồi trả rẻ. Nếu tính công cắt thì người trồng không được là mấy. Không như các loại hoa quả khác, chanh thu hoạch rất khó bởi nhiều gai. Thuê người đi cắt chanh cũng khó và đòi công cao. Người cắt quen mỗi ngày được trên dưới 1 tạ. Trả công cắt, người trồng chỉ còn được 2.000 - 3.000 đồng/kg. Trước tình hình giá chanh rẻ như vậy, nhiều người tận dụng thu rồi chặt bỏ cây mặc dù đang kỳ trưởng thành cho năng suất cao. Cuối vụ, tôi cũng chặt tỉa cây để đỡ công chăm sóc và cho cây khác lên.

 Theo nhiều người, từ bài học cây chanh đào rút ra được kinh nghiệm trong việc định hướng sản xuất là không nên chạy theo phong trào. Không nên trồng những cây mà người tiêu dùng ít sử dụng. Như vậy sẽ bị phụ thuộc thị trường. Chỉ nên trồng những sản phẩm thông thường mà nhiều người sử dụng hàng ngày. Nếu sản lượng nhiều có thể bán được với giá rẻ hơn một chút thì vẫn có công.

 

                                                                 Việt Lâm

 


Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục