(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 6 cơ sở sản xuất và kinh doanh giống cây trồng nông nghiệp bao gồm Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản, Công ty TNHH MTV Cao Phong, Công ty TNHH MTV Sông Bôi, Công ty CP dịch vụ nông nghiệp Hòa Bình, Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh giống cây trồng Phương Huyền, Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống ngô sông Bôi.


Bình quân hàng năm, số lượng sản xuất, kinh doanh của một số đơn vị như Công ty CP dịch vụ nông nghiệp Hòa Bình vào khoảng 400 – 500 tấn lúa, 80 - 100 tấn ngô, 5 - 10 tấn hạt giống rau các loại. Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh giống cây trồng Phương Huyền sản xuất khoảng 150.000 cây giống cam, bưởi. Trung tâm nghiên cứu và sản xuất ngô sông Bôi cung ứng 270 tấn ngô giống. Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản sản xuất và kinh doanh khoảng 30.000 cây bưởi giống, 75 tấn lúa giống. Theo đó, nguồn cung ứng giống cho nông dân khá đa dạng, phong phú từ các đơn vị sản xuất, cung ứng giống có uy tín.

Đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT cho biết: Sản phẩm do các đơn vị sản xuất, kinh doanh giống cây trồng đã góp phần cung ứng cho sản xuất số lượng, chủng loại giống cây trồng đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu, đáp ứng kịp thời khung thời vụ, một phần nhu cầu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Tổ chức sản xuất giống cây trồng có chất lượng và áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất giống, xây dựng thành công nhiều mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Việc sản xuất, kinh doanh hướng tới nhu cầu của thị trường, trên cơ sở xác định nhu cầu của người sản xuất, có sự tăng cường, đẩy mạnh liên kết với các Viện nghiên cứu, các Trung tâm, Công ty giống để sản xuất, kinh doanh giống đảm bảo tiêu chuẩn. Đồng thời chú trọng bảo tồn, lưu giữ giống gốc, chọn lọc, bình tuyển giống, kế thừa sản phẩm, kết quả nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất giống nhằm lựa chọn giống có năng suất, chất lượng cao. 

Tuy nhiên có một thực tế là các cơ sở sản xuất giống cây trồng nông nghiệp trên địa bàn tỉnh quy mô nhỏ trong khi nhu cầu chủng loại giống cây trồng rất đa dạng. Nguồn giống cây trôi nổi, thiếu độ tin cậy về nguồn gốc, chất lượng và năng suất vẫn lưu thông trên thị trường gây thiệt hại lớn cho người sản xuất. Cá biệt còn tình trạng các hộ buôn bán giống cây trồng không có giấy phép kinh doanh, bán giống lưu động trong các khu dân cư hoặc tại các chợ phiên nên rất khó kiểm soát. Các cơ sở sản xuất giống cây trồng trên địa bàn có giá thành cao, do đó khó cạnh tranh với các sản phẩm của các cơ sở sản xuất ngoài tỉnh và các nguồn giống không rõ xuất xứ. Trong khi đó, lực lượng làm công tác quản lý giống cây trồng mỏng, nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất giống cây trồng nông nghiệp hạn chế.



Mỗi năm, Công ty giống cây trồng Phương Huyền cung ứng trên 150 vạn cây giống các loại, đáp ứng một phần nhu cầu nhân dân trong tỉnh.

Theo khảo sát, so với lượng giống cần sử dụng cho sản xuất, lượng giống sản xuất trong tỉnh mới đáp ứng được khoảng gần 20% giống rau các loại, 15% giống lúa, 20% giống ngô. Để phát triển hệ thống sản xuất giống phục vụ tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt, ngành NN & PTNT đang tập trung thực hiện các giải pháp từ nay đến năm 2020. Trong đó, giải pháp khoa học công nghệ có vai trò then chốt với việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào phục vụ sản xuất, tăng cường tuyển chọn, chọn lọc siêu nguyên chủng, giống gốc, giống bố mẹ, cây đầu dòng đáp ứng nhu cầu về nguồn giống. Về tổ chức sản xuất, xác định thế mạnh của đơn vị để chọn lựa đối tượng giống sẽ tập trung phát triển, thực hiện quy hoạch vườn ươm, vườn, khu sản xuất hợp lý, lập sổ theo dõi để quản lý dễ dàng, đẩy mạnh giới thiệu, xây dựng thị trường. Về cơ chế chính sách đầu tư nâng cấp các cơ sở sản xuất giống, nhà lưới, nhà giâm hom, vườn giống gốc cây ăn quả, xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, trang thiết bị cho các cơ sở sản xuất giống nhằm nâng cao hiệu suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm giống, hỗ trợ phục tráng, bảo tồn nguồn giống cây lương thực, cây mía, bình tuyển, công nhận cây đầu dòng đối với cây ăn quả có múi. Về quản lý, tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn tới các tổ chức, cá nhân tuân thủ các quy định hiện hành trong hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, quy hoạch các vùng sản xuất giống cây lương thực, cây mía, cây ăn quả có múi đáp ứng nhu cầu sản xuất của nông dân. Tăng cường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm trong sản xuất, kinh doanh.


                                                                                      Bùi Minh

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục