(HBĐT) - Trong lúc nhiều nơi, người nông dân trồng lúa hân hoan đón nhận vụ mùa năm nay thắng lớn thì ở một số xóm của các xã: Kim Bôi, Kim Truy, Trung Bì... của huyện Kim Bôi nông dân chẳng thiết đến thu hoạch bởi lúa có bông, hạt lép hoặc có hạt nhưng cũng chỉ lác đác.




Trưởng xóm Cóc Lẫm Quách Văn Hợp cho biết năng suất lúa vụ mùa sụt giảm nghiêm trọng.

Chẳng ai có thể ngờ, cánh đồng xóm Cóc Lẫm trông xa óng ả là vậy lại bị mất mùa "toàn diện”. Năm nay, người dân xóm Cóc Lẫm (Kim Truy) thở ngắn, than dài. Trông sang các xóm khác thấy lúa tốt bời bời, bông sai trĩu, thấy lúa nhà mình mà buồn nao lòng. Lúa của xóm năng suất rất thấp, nhiều nhà trắng tay.

Chị Bùi Thị Du thẫn thờ bên ruộng lúa cho biết: Gia đình cấy 180 bó mạ (1.800 m) hầu như chẳng thu được gì. Trong xóm, mỗi gia đình cấy từ 100-200 bó mạ. Hầu hết đều không có thu. Nhà nào tốt lắm cũng chỉ được ít thóc.

Gia đình chị Bùi Thị Lim đang gặt vớt vát, rầu rĩ nói: Vụ mùa này, tôi cấy 200 bó mạ, so với mọi năm năng suất mất khoảng 2/3 diện tích, cố gắng tận dụng thu lúa để cho trâu ăn đỡ phí. Nguồn sống chính của gia đình chỉ làm nông nghiệp, trông vào cấy lúa, chăn nuôi, đầu tư giống lúa, phân bón, công chăm sóc, đến vụ thu lại trắng tay, cuộc sống thêm phần khó khăn.

Cùng chúng tôi đi khảo sát cánh đồng Rậm thuộc xóm Cóc Lẫm, ông Quách Văn Hợp, trưởng xóm cho biết: Cóc Lẫm là xóm đông dân chiếm tới 50% dân số toàn xã, số hộ nghèo chiếm 40%. Nhà nào cũng cấy lúa, trung bình từ 1.000 - 2.000 m2. Năng suất lúa hàng năm của xóm Cóc Lẫm luôn đạt trung bình từ 54 - 60 tạ/ha. Đây là vụ thứ 5 bà con trong xã cấy giống lúa TB R 225 và giống BC 15. Những vụ trước được mùa, năng suất cao đạt khoảng 55 tạ/ha. Vụ này, những tưởng lúa phát triển tốt nhưng đến thời kỳ trổ cờ, đơm đòng, lúa có dấu hiệu bất thường, cổ bông rụt lại và chẳng có hoặc có rất ít hạt, nhiều chỗ thân lúa nổi mụn. Khu vực quanh bờ thì có hạt nhiều hơn. ở giữa ruộng, lúa xơ xác và chẳng có hạt, cứ thẳng đứng lên trời... Xã đã báo cáo với cơ quan chuyên môn để bà con phòng bệnh, song tình hình vẫn không cải thiện. Vụ này thất bát toàn diện. Nếu những vụ trước cấy 100 bó mạ, thu được 5,4 tạ thì nay cao nhất cũng chỉ được từ 2-2,4 tạ, lúa xấu chắc chẳng thể ăn.

Chủ tịch UBND xã Kim Truy Bùi Văn Phú cho biết: Sản xuất nông nghiệp là nguồn thu chính của người dân. Vụ này, toàn xã trồng 157 ha. Diện tích lúa cho năng suất kém tập trung ở xóm Cóc Lẫm - nơi có khoảng 50 ha lúa và lác đác một số hộ thuộc xóm khác, chiếm tới 30% diện tích lúa của xã, trong đó, 100% là giống TB R 226 và BC 15 là giống lúa mà những vụ trước cho năng suất cao, có khi đạt tới 60 tạ/ha. Các xóm khác trồng các giống lúa như Khang Dân, CR 203 đạt năng suất khá cao. Về phía chính quyền xã rất băn khoăn vì bà con xóm Cóc Lẫm sẽ có cuộc sống khó khăn. Cũng chưa thể khẳng định nguyên nhân là vì đâu năng suất lại sụt giảm nghiêm trọng đến vậy, có thể là do sâu bệnh đạo ôn, rầy lưng trắng, bệnh sọc đen... cũng có thể do thời tiết diễn biến phức tạp... Hiện xã tuyên truyền bà con thu hoạch nhanh lúa để tổ chức trồng cây vụ đông. Đối với xóm Cóc Lẫm khuyến cáo người dân khẩn trương thu hoạch những diện tích có thể tận dụng, đốt bỏ rơm, để ải, làm sạch ruộng đồng, phòng trừ sâu bệnh cho những vụ sản xuất tới. Hiện nay, các cơ quan chuyên môn của huyện Kim Bôi đang kiểm tra, đánh giá tình hình sản xuất vụ mùa để có giải pháp định hướng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho nông dân. Bước đầu xác định nguyên nhân, năng suất lúa giảm là do thời tiết, lúa bị sâu cuốn lá, bệnh lùn sọc đen, bạc lá... khiến cổ bông khó thoát. Toàn huyện có khoảng 100 ha lúa bị nhiễm bệnh, chủ yếu ở các xã: Cuối Hạ, Tú Sơn, Đông Bắc, Hạ Bì, Kim Truy, Sào Báy...

                                                           Lê Chung


Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục