(HBĐT) - Sự ra đời của HTX sản xuất rau an toàn Quyết Chiến giúp đầu ra của rau su su từng bước ổn định, giá cả cạnh tranh đem lại những tín hiệu đáng mừng cho người nông dân trồng su su ở xã vùng cao quanh năm mây mù.



Sự ra đời của HTX sản xuất rau an toàn Quyết Chiến đã tạo ra cú huých cho rau su su xã Quyết Chiến (Tân Lạc) trong giải quyết bài toán đầu ra.

Kể từ khi "bén duyên” với mảnh đất vùng cao của huyện Tân Lạc, cây su su dần trở thành cây trồng chủ lực trong xóa đói, giảm nghèo. Quyết Chiến là "vựa” su su lớn nhất với hàng chục ha được trồng mỗi năm. Bà con thừa nhận, kể từ khi có su su, thu nhập đã ổn định hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn cây ngô, cây sắn. Tuy nhiên, do chưa chủ động được đầu ra nên nhiều năm nay, cây trồng đầy tiềm năng này vẫn chưa bứt phá. Giá bán biến động liên tục tạo ra tâm lý rè rặt trong đầu tư, mở rộng quy mô trồng. Thế nhưng, đến thời điểm này, theo đồng chí Bùi Quang Đạo, Chủ tịch UBND xã Quyết Chiến, đầu ra của rau su su đã ổn định hơn, giá bán cũng tăng hơn trước. Tháng 4/2017, HTX sản xuất rau an toàn Quyết Chiến được thành lập đã tạo ra cú huých lớn với rau su su. HTX không chỉ bao tiêu số lượng lớn rau của bà con mà còn tạo ra sự cạnh tranh với các thương lái khác, đẩy giá su su lên cao hơn.

"Những năm qua, bà con làm ra sản phẩm rau sạch nhưng lại lao đao vì đầu ra khó khăn. Bản thân gia đình cũng trồng và chung nỗi trăn trở ấy nên lúc nào tôi cũng nghĩ làm sao để kết nối được với các doanh nghiệp, đưa rau su su đến với thị trường ổn định, có giá bán cao hơn. Do đó, khi Luật HTX mới ra đời, với sự hưởng ứng của mọi người, bản thân tôi đã thành lập HTX sản xuất rau an toàn xã Quyết Chiến. Đến nay, HTX có 12 thành viên, trong đó, đa số là các hộ trồng su su ở xóm Biệng” - Chị Đinh Thị Quyết, cán bộ khuyến nông xã Quyết Chiến, Chủ nhiệm HTX cho biết.

Theo chị Quyết chia sẻ, khi mới thành lập, HTX gặp khá nhiều khó khăn, nhất là về cơ sở vật chất và vốn. Nhưng với quyết tâm vượt khó, đến nay, hoạt động của HTX bước đầu đi vào ổn định, tiêu thụ cho bà con đều đặn vài tấn rau su su mỗi ngày. Nếu trước đây, thương lái thu mua rau với giá thấp và biến động liên tục thì nay, HTX thu mua với giá từ 6.500 - 7.000 đồng/kg. Mặc dù con số này còn khá khiêm tốn so với sản lượng trên 10 tấn rau/ngày nhưng HTX đã tạo sự cạnh tranh về giá cả. "Gia đình tôi trồng trên 3.000 m2 su su, hiện HTX bao tiêu sản phẩm. HTX ra đời đã giải quyết được vấn đề đầu ra cho rau su su, đồng thời, buộc các đầu mối, thương lái phải tăng giá thu mua, hạn chế được tình trạng ép giá. Nếu tiếp tục hoạt động hiệu quả và tăng sản lượng tiêu thụ thì đây là hướng đi đầy hứa hẹn”, chị Bùi Thị Tân, xóm Biệng chia sẻ.

Hiệu quả bước đầu đã thấy rõ, doanh nghiệp đánh giá cao chất lượng sản phẩm, tiềm năng phát triển vẫn còn rất lớn là những thuận lợi để HTX có thể "nâng cánh” cho rau su su cũng như các loại rau, củ khác ở xã vùng cao này. Tuy nhiên, để HTX và người dân cũng hái được quả ngọt thì vẫn còn những khó khăn, "nút thắt” cần được chung tay tháo gỡ. "Khó khăn đầu tiên của HTX là cơ sở vật chất để sơ chế rau còn phải đi thuê. Điều quan trọng nhất để hình thành nên vùng sản xuất rau sạch cần phải có quỹ đất. Tuy nhiên, vùng chuyên canh rau của HTX chưa được quy hoạch, còn manh mún, nhỏ lẻ nên rất khó thực hiện. Do đó, chúng tôi mong muốn được các cấp chính quyền quan tâm, thực hiện dồn điền, đổi thửa để quy hoạch vùng chuyên canh cho HTX, đồng thời có chính sách ưu đãi, hỗ trợ”, chị Quyết bày tỏ.

Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Bùi Quang Đạo, Chủ tịch UBND xã cho rằng cần có những cơ chế để thúc đẩy HTX phát triển. Hiện nay, Quyết Chiến có 48 ha rau su su cho thu hoạch, dù đầu ra từng bước được giải quyết, giá cả cao hơn nhưng nếu HTX không lớn lên thì tương lai của các sản phẩm rau, củ của xã Quyết Chiến sẽ lại là một câu hỏi lớn.

Viết Đào


Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục