(HBĐT) - Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) xóm Bằng, xã Tây Phong (Cao Phong) được hình thành từ năm 2004, ban đầu có 13 thành viên, dư nợ 106 triệu đồng.

Thành viên tổ Tiết kiệm &vay vốn xóm Bằng, xã Tây Phong (Cao Phong) đầu tư phát triển cây ăn quả có múi từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, đem lại thu nhập khá.

Qua 14 năm hoạt động, đến nay, tổ đã có dư nợ 2.249 triệu đồng với 56 thành viên vay vốn, bình quân 40 triệu đồng/người; số dư tiền gửi qua tổ 67 triệu đồng. 100% thành viên tham gia gửi tiết kiệm hàng tháng với mức bình quân 30.000 đồng/tổ viên. Nhờ có nguồn vốn ưu đãi, trong 14 năm qua, có gần 100 hộ trong tổ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, trả hết nợ NHCSXH, tạo điều kiện cho nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn; xây dựng gần 200 công trình NS&VSMT; 25 hộ vay vốn hỗ trợ làm nhà ở, xoá nhà tạm; 30 hộ dân tộc thiểu số được vay vốn; tạo việc làm mới cho 10 lao động có thu nhập ổn định và nhiều hộ được tiếp cận nguồn vốn với nhiều chương trình tín dụng ưu đãi khác để phát triển kinh tế. Điển hình như hộ bà Nguyễn Thị Thuỷ hiện có 5 con trâu, 5.000 m2 mía, 6.000 m2 cam; hộ bà Bùi Thị Thoa có 6 con trâu, 5.000 m2 mía, 4.000 m2 cam, ngoài ra còn xây được nhà 2 tầng và mua nhiều đồ dùng có giá trị khác.

Tổ chức Hội nhận uỷ thác thường xuyên phối hợp cùng tổ TK&VV kiểm tra sử dụng vốn đến hộ vay, hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn; phổ biến, tuyên truyền các quy định cho vay của ngân hàng, quyền lợi, nghĩa vụ tổ viên trong các buổi sinh hoạt định kỳ hàng tháng; lồng ghép triển khai nghiệp vụ công tác Hội. Các buổi tập huấn của ngành khuyến nông, khuyến ngư... đều được các tổ viên tích cực tham gia, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm trong việc sử dụng vốn tín dụng chính sách. NHCSXH huyện đã tổ chức các đợt tập huấn hướng dẫn quy trình cho vay các chương trình tín dụng chính sách; nhiệm vụ của ban quản lý tổ TK&VV và giải đáp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để bàn biện pháp tháo gỡ. Nhờ đó, nhiều năm qua, tổ không có nợ quá hạn và lãi tồn đọng.

 Bà Trần Thị Oanh, tổ trưởng tổ TK&VV xóm Bằng chia sẻ: Tổ duy trì và thực hiện nghiêm túc sinh hoạt định kỳ hàng tháng vào một ngày cố định để thông báo kịp thời tình hình hoạt động của tổ, phổ biến chủ trương mới về hoạt động tín dụng chính sách, quy định cho vay, quyền hạn, nghĩa vụ tổ viên. Đồng thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hộ vay, tình hình thực tế tại xóm nhằm cập nhật thông tin, phát hiện những vấn đề nảy sinh, những khó khăn, khúc mắc để có biện pháp phối hợp với Hội uỷ thác, trưởng xóm tháo gỡ, giải quyết kịp thời. Hình thức sinh hoạt tổ cũng thường xuyên lồng ghép phổ biến kỹ thuật bón phân, tưới nước và cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi đã thu hút được các tổ viên hưởng ứng tham gia hàng tháng. Ngoài ra, tổ chức cho hội viên tham gia học hỏi những mô hình kinh tế giỏi của các hộ trong xã. Thông báo những hộ đến hạn trả nợ vào ngày trực giao dịch cố định tại xã. Thực hiện nghiêm túc bình xét cho vay đúng đối tượng thụ hưởng theo quy định của NHCSXH; kiểm tra, giám sát hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.

 


                                                                        Hải Linh

 


Các tin khác


Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương đã được tính đúng, tính đủ, bảo đảm mục tiêu

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Tập trung giải ngân các dự án, công trình nguồn vốn đầu tư công

(HBĐT) - Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2023 của tỉnh dự kiến đến hết tháng 9 mới đạt 20% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp so với bình quân cả nước (cả nước 39%). UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư, sở, ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu giải ngân đạt trên 90% kế hoạch vốn ĐTC được giao.

Tạo đà cho thanh niên Mai Châu khởi nghiệp

(HBĐT) - Tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm; đứng ra nhận ủy thác các nguồn vốn tín dụng ưu đãi; tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) chủ động, xung kích trong phát triển kinh tế. Đó là những việc làm thiết thực đã, đang được các cấp bộ Đoàn huyện Mai Châu triển khai thực hiện nhằm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp.

Sản xuất an toàn - nâng cao giá trị na Đồng Tâm

(HBĐT) - Chúng tôi đến thôn Đồng Bong, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy), trên khắp các sườn, đồi nông dân tất bật thu hái na chính vụ. Những cây na trĩu quả khiến ai nấy cũng phấn khởi, bởi tuy năm nay nắng nóng kéo dài, quả na không được đẹp mã như mọi năm song bán vẫn được giá.

Vùng cao Đà Bắc nuôi lợn bản địa, cải thiện thu nhập

(HBĐT) - Những năm trở lại đây, chăn nuôi lợn bản địa được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc chú trọng. Điều này không chỉ phù hợp với điều kiện của địa phương, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế khá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục