(HBĐT) - Ngày 16/1, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Cao Phong tổ chức hội nghị tổng kết công tác tín dụng năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018.


Toàn cảnh hội nghị.

Năm 2017, tổng nguồn vốn hoạt động của NHCSXH huyện Cao Phong là 238.261 triệu đồng, trong đó: nguồn vốn cân đối từ TƯ là 227.856 triệu đồng; nguồn vốn huy động tại địa phương 9.555 triệu đồng; nguồn vốn ủy thác từ Ngân sách địa phương: 850 triệu đồng. Tổng doanh số cho vay: 77.203 triệu đồng/3.037 lượt khách hàng, mức cho vay bình quân năm 2017 đạt 25,4 triệu đồng/hộ; tổng doanh số thu nợ 44.677 triệu đồng. Hiện đợn vị thực hiện 12 chương trình tín dụng với tổng dư nợ 237.725 triệu đồng/7.336 khách hàng, tăng trưởng 14,1% so với 2016. Nợ quá hạn 199 triệu đồng/9 hộ, chiếm tỷ trọng 0,08% tổng dư nợ. Không có nợ khoanh và nợ bị xâm tiêu, chiếm dụng. Trong năm, phòng giao dịch đã tổ chức 170 phiên giao dịch lưu động tại 13 xã, thị trấn. Toàn huyện có 195 tổ TK&VV với tổng số 7.404 thành viên, có 189 tổ không có nợ quá hạn, qua xếp loại có 193 tổ TK&VV xếp loại tốt, 2 tổ TK&VV loại khá, không có tổ trung bình, yếu.

 Qua đánh giá, từ vốn ưu đãi năm qua đã tạo việc làm mới cho 65 lao động; làm mới, sửa chữa nâng cấp 1.077 công trình nước sạch, vệ sinh; xây dựng 175 căn nhà cho hộ nghèo; trên 1.600 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và 554 hộ gia đình thuộc vùng khó khăn, hộ thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn vốn vay phát triển kinh tế. Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 21,87% xuống còn 18,17% và nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên 41,6 triệu đồng/khẩu/năm.

 Năm 2018, NHCSXH huyện Cao Phong đề ra 8 mục tiêu: Nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 100% kế hoạch được giao; nguồn vốn ủy thác từ ngân sách huyện tăng 700 triệu đồng; dư nợ tín dụng tăng trưởng trên 10%; tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,08%/tổng dư nợ; thu lãi đạt 100% số lãi phải thu; lãi tồn giảm 20%; 100% Tổ TK&VV xếp loại tốt, khá và không có trung bình, yếu kém...và đưa ra 3 nhóm giải pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.

 Đinh Thắng



Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục