(HBĐT) - Lựa chọn cơ cấu giống lúa hợp lý, hiệu quả, thích hợp với từng địa phương, vùng sinh thái; xây dựng phương án chủ động ứng phó với những bất thường của thời tiết; sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; tăng cường chuyển giao kỹ thuật, quản lý chất lượng giống, vật tư, phân bón đảm bảo an toàn phục vụ sản xuất; phấn đấu gieo cấy hết diện tích theo khung thời vụ, đó là phương châm chỉ đạo của huyện Lạc Thủy trong sản xuất lúa vụ chiêm- xuân năm 2018.



Nông dân xóm Đồi Hoa, xã Lạc Long (Lạc Thủy) rắc vôi bột khử chua giúp cải tạo đất chuẩn bị gieo cấy lúa chiêm - xuân.

Theo kế hoạch, vụ chiêm - xuân năm nay huyện Lạc Thủy có tổng diện tích gieo trồng trên 4.800 ha, trong đó, diện tích lúa 1.450 ha, cây màu gần 1.700 ha. Trà lúa xuân muộn chiếm trên 60% tổng diện tích lúa vụ xuân. Các giống lúa được sử dụng chủ yếu là Nhị ưu 838, CN2, BC15, KD. Với cây ngô, các giống ngô lai được sử dụng trên 100% diện tích gieo trồng, chủ yếu là các giống lai nội LVN10, LVN20, LVN99 và giống lai ngoại CP888, CP999, NK 4300, DK9955, DK6868. Rút kinh nghiệm các vụ trước, dựa vào đặc điểm tiểu khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng, huyện chỉ đạo từng xã bố trí cơ cấu trà và cơ cấu giống hợp lý, mở rộng diện tích gieo cấy trà xuân muộn bằng các giống ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao. Trong quá trình chăm sóc, 100% diện tích mạ được đảm bảo che phủ nilon nên sinh trưởng và phát triển tốt, không bị chết rét. Huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật chống rét và phòng ngừa tập đoàn rầy truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho mạ, không gieo cấy ở những diện tích không chủ động được nước tưới. Hội Nông dân huyện duy trì cung ứng phân bón trả chậm hỗ trợ nông dân.

Về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, một số sản phẩm chủ lực của huyện dần được hình thành vùng sản xuất hàng hóa, được người tiêu dùng biết đến. Bên cạnh đó, huyện từng bước phát triển vùng sản xuất trồng rau an toàn tập trung. Bước đầu gây dựng được 40 ha sản xuất rau an toàn, đạt 26,66% so với tổng quy mô đến năm 2020 của đề án. Huyện đã và đang thực hiện 2 dự án chuỗi giá trị liên kết sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm rau an toàn, ớt, bí đỏ với quy mô dự kiến 55 ha. Hiện đã trồng ớt xuất khẩu trên địa bàn 6 xã, thị trấn với tổng diện tích 21,4 ha.

Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được về tái cơ cấu ngành nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, huyện Lạc Thủy chỉ đạo các xã chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng mở rộng diện tích cây cho năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ. Nghiên cứu, đưa tiến bộ kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật canh tác vào sản xuất; từng bước áp dụng quy trình nông nghiệp theo hướng VietGAP trên cam, bưởi, rau màu.

Đồng chí Ngọ Đình Tâm, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lạc Thủy cho biết: Để có một vụ chiêm - xuân thắng lợi, đạt kết quả cao, năm nay, huyện chỉ đạo các xã chọn 3- 4 giống chủ đạo, không nên quá nhiều hoặc quá ít giống vào cơ cấu gieo trồng. Phấn đấu đảm bảo tiến độ gieo trồng, kết thúc gieo trồng vụ chiêm - xuân trong tháng 2 đối với cây lúa, trung tuần tháng 3 đối với ngô và các loại cây màu khác. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi những diện tích cấy lúa kém hiệu quả, diện tích cây trồng giá trị thấp sang trồng những cây có giá trị cao; đẩy mạnh việc đưa kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để tăng thêm thu nhập cho nông dân, góp phần nâng cao thu nhập bình quân toàn huyện. Mặt khác, quản lý các công trình thuỷ lợi, vận hành công trình, sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý, đảm bảo đủ nước chủ động diện tích tưới vụ chiêm - xuân để đạt sản lượng và chất lượng cây trồng cao nhất.

Thu Hằng


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục