(HBĐT) - Lương Sơn là huyện cửa ngõ của tỉnh, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, có các tuyến giao thông quan trọng như QL 6, đường Hồ Chí Minh chạy qua. Được xác định là vùng trọng điểm kinh tế, huyện đang tranh thủ sự quan tâm của tỉnh khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế riêng có, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai các dự án, phát triển công nghiệp theo quy hoạch bền vững - đồng chí Nguyễn Vũ Chi, Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn cho biết.
Công ty TNHH Esquel Việt Nam tại KCN
Lương Sơn giải quyết việc làm cho 4.000 lao động, chủ yếu là người địa phương.
Diện mạo công nghiệp của Lương Sơn đang đổi thay
nhanh chóng. Hạ tầng đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển trông
thấy. Vùng đất thị trấn, xã Hòa Sơn đan xen gò đồi khi xưa nay đã trở
thành KCN Lương Sơn được đầu tư hạ tầng
đồng bộ, hiện đại là điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. KCN này
đã thu hút được 28 dự án đăng ký đầu tư, trong đó có 13 dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Hàng năm, các doanh nghiệp đóng góp tương đương 81% giá trị sản
xuất công nghiệp (không tính giá trị sản
xuất công nghiệp của thủy điện Hòa Bình) và khoảng 62% giá trị xuất khẩu của
tỉnh, tích cực đóng góp ngân sách và giải quyết việc làm cho khoảng 1 vạn lao
động, chủ yếu là người địa phương. Hầu hết các dự án được thực hiện theo tiến
độ cam kết và đã đi vào hoạt động mang lại hiệu quả tích cực.
Công ty TNHH Esquel Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ
đầu năm 2013, là một trong những điển hình của doanh nghiệp đầu tư đổi mới công
nghệ, áp dụng quy trình sản xuất thân thiện với môi trường và chăm lo cho người
lao động. Năm 2017, Công ty tạo được sự phát triển khá ấn tượng, sản xuất tăng
thêm 50.000 sản phẩm, tăng 30% so với năm 2016. Đối tác cũng được mở rộng,
doanh thu tăng thêm 30%. Số lao động tăng thêm 1.000 người, nâng tổng số lao
động của Công ty đạt hơn 4.000 người.
Bên cạnh đó, KCN Lương Sơn còn có nhiều doanh nghiệp
triển khai dự án thành công, tạo sức bật mới cho công nghiệp của tỉnh như: Công
ty TNHH Doosung Tech Việt Nam; Công
Almine Việt Nam; các Công ty: HNT ViNa, Nissin Manufaturing Việt Nam;
Seyong INC, Midori Apparel Việt Nam… Nhiều dự án phát triển công nghiệp tại
vùng Nam Lương Son mang lại chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho lao động nông thôn.
Chỉ tính hai dự án xi măng tại KCN Nam Lương Sơn cũng đã mang lại giá trị sản
xuất công nghiệp hàng trăm tỷ đồng/năm và giải quyết việc làm hàng trăm lao
động/nhà máy. Con em làm nông nghiệp nay đã trở thành công nhân sớm tối đi về
trong tiếng máy reo. Các xã: Tân Vinh, Nhuận Trạch, Hòa Sơn, Trung Sơn, Thành
Lập… nhiều gia đình có thu nhập ổn định từ làm việc tại các công ty, nhà máy
sản xuất công nghiệp.
Năm 2017, "bức tranh” công nghiệp của Lương Sơn đậm
màu tươi mới. Trên địa bàn huyện có 762
cơ sở, doanh nghiệp và hộ sản xuất CN-TTCN đang hoạt động, tập trung vào các
lĩnh vực thế mạnh: sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, lắp ráp điện tử góp
phần quan trọng phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao
hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
Lương Sơn là huyện có số dự án đầu tư nhiều nhất tỉnh.
Đến hết năm 2017, toàn huyện đã có 164 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số
vốn đăng ký khoảng 295 tỷ đồng, chiếm 55% dự án FDI của tỉnh, 148 dự án đầu tư
trong nước với số vốn đăng ký 14.237 tỷ đồng, chiếm 32% dự án của tỉnh. Đồng
chí Nguyễn Tiến Dũng, Phó phòng Hạ tầng - kinh tế huyện Lương Sơn cho biết: Mấy
năm nay, tăng trưởng công nghiệp của huyện luôn ổn định. Năm 2017, giá trị sản
xuất công nghiệp - xây dựng của huyện đạt trên 8.000 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực
CN - TTCN đạt trên 6.300 tỷ đồng. Tổng giá trị xuất khẩu của toàn huyện đạt 365/505
triệu USD của tỉnh. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển mạnh mẽ. Tỷ trọng nông - lâm
nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ lần lượt là 14,7%, 59,7% và 25,6%. Thu
nhập bình quân đạt 47,5 triệu đồng/người/năm.
Huyện Lương Sơn thực hiện các giải pháp cải cách hành
chính, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các dự án đầu tư theo quy hoạch, tạo bước
tiến vững chắc phát triển công nghiệp, dịch vụ, phát triển KT-XH bền vững.
L.C
(HBĐT) - Ngày 8/6, Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) tổ chức hội nghị tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Ngày 6/6, tại TP Hoà Bình, Sở NN&PTNT tổ chức diễn đàn "Sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, điểm nghẽn trong phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp và giải pháp khắc phục”.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 648/QĐ-TTg ngày 7/6/2023 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
(HBĐT) - Ngày 7/6, Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức lễ xuất lô hàng mía tươi thứ hai sang thị trường Hoa Kỳ, với số lượng 18 tấn.
(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, trong đó mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.