(HBĐT) - Đời sống kinh tế của người dân xã Ngọc Lương (Yên Thủy) chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Tuy nhiên, với sự năng động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh, nhạy bén đưa ra những nông sản hàng hóa có sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường, nông dân đã có thu nhập khá, làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Mô hình làm vườn của thành viên HTX sản xuất
nông nghiệp Đại Đồng, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) là điển hình trong phong trào hỗ
trợ nhau về kinh nghiệm, giống, vốn sản xuất, kinh doanh giỏi.
Xóm Đại Đồng lâu nay được biết đến là vùng trồng
bưởi Diễn có tiếng nhưng vài năm trở lại đây, người dân trong xóm mới nghĩ
nhiều hơn đến việc làm giàu từ bưởi. ông Vũ Xuân Oanh là một trong những nông
dân tiên phong khi thực hiện quy hoạch lại diện tích trồng, áp dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất để đưa danh tiếng bưởi Diễn, bưởi da xanh, bưởi đỏ trên đất
Đại Đồng vươn xa, mang về thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Đặc biệt, gần
đây, những người trồng bưởi trong xóm đã tập hợp thành tổ hợp tác, nay phát
triển thành HTX sản xuất nông nghiệp Đại Đồng với sự tham gia của 45 thành
viên. Trong môi trường kinh tế tập thể, các hộ hội viên nông dân cùng trao đổi,
học tập, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin thị trường, cùng thi đua sản xuất,
tương trợ để nghề làm vườn đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn.
Không chỉ có mô hình nhóm nông dân trồng bưởi Diễn,
trên địa bàn xã xuất hiện nhiều mô hình chung sức làm giàu, tiêu biểu như mô
hình nuôi lợn sinh sản ở chi hội xóm Thung, Liên Tiến, Đồi 1; trồng bí xanh ở
chi hội xóm Đại Đồng, Yên Lương, Liên Tiến; trồng hoa ở chi hội xóm Ba Cầu, Bờ
Sông, Hổ 1; trồng bưởi Diễn, bưởi da xanh, bưởi đỏ, thanh long ở chi hội Đại
Đồng, Kim Quan, Nghìa 2, Chềnh, Trường Sơn, Liêu, Bờ Sông, Hổ 1, Hổ 2, Hổ 3.
Trên cơ sở tập hợp, phát huy vai trò của nông dân trong phát triển kinh tế,
vươn lên làm giàu, trên địa bàn đã có thêm những tổ hợp tác sản xuất, HTX mới,
đó là tổ hợp tác chăn nuôi xóm Liêu với 25 thành viên, tổ hợp tác sản xuất nông
nghiệp xóm Nghìa 2 với 35 thành viên.
Động lực để thực hiện công cuộc làm giàu của nông dân
chính là phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi được phát động hàng năm.
Từ chỗ được động viên, khuyến khích, tạo điều kiện, hội viên nông dân toàn xã
đã thay đổi tư duy, cách làm, mạnh dạn huy động vốn đầu tư, khai thác tiềm
năng, thế mạnh đất đai để phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu. Bên cạnh đó,
phong trào giúp đỡ hộ hội viên khó khăn bằng ngày công, vốn, kinh nghiệm sản
xuất, cây, con giống ngày càng lan tỏa ở các chi, tổ hội. Từ năm 2013 đến nay,
các chi, tổ hội đã hỗ trợ gần 1.000 ngày công, hàng trăm triệu đồng tiền vốn,
giúp đỡ 26 hộ thoát nghèo. Mỗi năm có hàng trăm hộ hội viên đăng ký đạt danh
hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Giai đoạn 2013 - 2017, có
1.969 lượt hộ đạt nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, riêng năm 2017 có
521 hộ đạt, tăng gấp 3 lần so với thời điểm cách đây 5 năm.
Với sự hỗ trợ tích cực từ các cấp hội và các ban,
ngành liên quan về giống, vốn, kỹ thuật, thông tin thị trường, xây dựng thương
hiệu và tiêu thụ nông sản đã tăng cường nguồn lực cho hội viên nông dân trong
sản xuất, kinh doanh, từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên
canh hàng hóa lớn. Cụ thể, đã có 1.250 lượt hộ được vay vốn phát triển sản xuất
với dư nợ Ngân hàng NN & PTNT, Ngân hàng CSXH khoảng trên 50 tỷ đồng. Gần
1.000 lượt hội viên được tập huấn kiến thức KH-KT về chăn nuôi, trồng trọt, bảo
quản nông sản các loại, ủ phân bón hữu cơ, sinh học, phương pháp tiếp cận thị
trường. Đáng kể, từ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương, Hội Nông dân xã đã
triển khai 2 dự án gồm chăn nuôi bò sinh sản có tổng kinh phí hỗ trợ 510 triệu
đồng và trồng bưởi Diễn có tổng kinh phí hỗ trợ 900 triệu đồng.
Cùng với phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi,
chung sức làm giàu đã xuất hiện nhiều chi hội có cách làm hay, sáng tạo như Đại
Đồng, Yên Lương, Chềnh, Trường Sơn, Liêu, Hổ 1, Hổ 3, Liên Tiến, Đồi 2, Ba Cầu,
Nghìa 2. Các hộ điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi như hộ ông Vũ Xuân Oanh,
xóm Đại Đồng cho thu nhập 700 triệu đồng/năm từ trồng bưởi Diễn; hộ ông Hoàng
Văn Mậu, xóm Liêu trồng nấm cho thu nhập 250 triệu đồng/năm, ông Lưu Hồ Lam,
xóm Chềnh nuôi ong mật và trồng bưởi Diễn, thu nhập 300 triệu đồng/năm; ông
Trịnh Văn Huỳnh, xóm Liên Tiến với mô hình sản xuất vật liệu xây dựng cho thu
nhập 400 triệu đồng/năm.
Bùi Minh
(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó.
Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động
Kể từ khi mở cửa từ đầu năm nay, Trung Quốc vẫn được đánh giá là thị trường tỷ dân đầy tiềm năng của rau quả Việt Nam.
(HBĐT) - Ngày 16/3, UB MTTQ huyện Mai Châu tổ chức hội nghị lấy ý kiến của Nhân dân xã Tân Thành, Sơn Thủy về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La). Dự hội nghị có đại diện MTTQ tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh và hơn 300 hộ dân của 4 xóm thuộc xã Tân Thành, đại diện xã Sơn Thủy.
(HBĐT) - Ngày 17/3, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Thực hiện Đề án 939 về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hòa Bình đã có nhiều hoạt động thiết thực đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Nhờ các chương trình hỗ trợ của Đề án 939 đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, phụ nữ.
(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, tổng nguồn vốn huy động trên toàn địa bàn đến cuối tháng 2/2023 của các tổ chức tín dụng đạt gần 40.600 tỷ đồng, tăng 0,9% so với đầu năm, trong đó, vốn huy động từ tổ chức và dân cư đạt khoảng 30.500 tỷ đồng, tăng 1,3%, huy động tiền gửi từ dân cư chiếm trên 72,5%/vốn huy động.