(HBĐT) - Phát huy tinh thần "Bộ đội Cụ Hồ” trên mặt trận kinh tế, cán bộ, hội viên Hội CCB huyện Lạc Thủy không ngừng đổi mới, sáng tạo để xây dựng các mô hình kinh tế mới đem lại hiệu quả cao. Theo thống kê năm 2017, tỷ lệ hội viên khá, giàu của toàn Hội chiếm 52,6%, tỷ lệ hộ nghèo còn 3,7%. Qua đó, đời sống hội viên được nâng cao, góp phần thúc đẩy phát triển KT- XH địa phương.


Mô hình trang trại tổng hợp của hội viên CCB Chu Văn Sâm, thôn Đồng Danh, xã Phú Thành (Lạc Thủy) đem lại lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng/năm.

Hội CCB huyện Lạc Thủy có 4.604 hội viên, sinh hoạt tại 23 cơ sở hội và 153 chi hội. Trong những năm qua, cán bộ, hội viên CCB tích cực thi đua lao động sản xuất, đổi mới tư duy, cách làm để nâng cao hiệu quả sản xuất. Tiếp tục phối hơp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề nhằm trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật. Qua đó đã có trên 30 hội viên là chủ các doanh nghiệp, trang trại và cơ sở kinh doanh trên địa bàn, giải quyết việc làm cho 170 hội viên CCB với mức thu nhập ổn định. Trong đó, một số mô hình trồng cây ăn quả có múi, chăn nuôi tổng hợp, kinh doanh vật liệu xây dựng đã đem lại hiệu quả tích cực. Bên cạnh đó, Hội CCB đã bàn giao 3 con bò giống cho 3 chi hội CCB xã An Bình, Khoan Dụ, Liên Hòa để hỗ trợ các gia đình hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Chúng tôi đến thăm gia đình CCB Chu Văn Sâm ở thôn Đồng Danh (xã Phú Thành), là điển hình trong phát triển kinh tế trang trại VAC trên địa bàn huyện. Hiện nay, mô hình VAC của ông Sâm đã được mở rộng 3 ha với trên 1.200 gốc cây ăn quả như nhãn Hưng Yên, chanh đào, bưởi Diễn và 1 ha ao cá. Bằng ý chí, nghị lực vươn lên, ông Sâm đã áp dụng KH-KT vào quá trình sản xuất để mô hình kinh tế VAC hoạt động hiệu quả. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông Sâm thu về từ 400- 500 triệu đồng. Sản phẩm của gia đình ông bán rộng rãi trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. ông Sâm cho biết: "Gần 20 năm qua kể từ khi bắt tay vào phát triển mô hình trang trại VAC, tôi luôn phát huy những phẩm chất đáng quý của người lính Cụ Hồ, không ngừng nỗ lực, phấn đấu và chịu khó học hỏi để vươn lên làm giàu bằng sức lao động của mình. Tích cực tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật do các hội, đoàn thể tổ chức. Qua đó áp dụng vào quá trình sản xuất để nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Hiện nay, khó khăn chung của các hội viên khi bắt tay vào xây dựng mô hình kinh tế đó là nguồn vốn. Để giải quyết vấn đề này, Hội CCB huyện đã nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH huyện với tổng số vốn gần 59 tỷ đồng. Tạo điều kiện cho 1.917 hội viên được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Các cơ sở hội cũng đã huy động nguồn quỹ từ cán bộ, hội viên với mức trung bình 520.000 đồng/năm. Một số chi hội tiêu biểu đã tạo được nguồn quỹ lớn từ cán bộ, hội viên như Chi hội thôn 2, xã Cố Nghĩa (2 triệu đồng), Hội CCB thị trấn Chi Nê (600.000 đồng), Chi hội Dị, xã Phú Thành (700.000 đồng). Thông qua nguồn quỹ này đã hỗ trợ, giúp đỡ các hội viên hoàn cảnh khó khăn có điều kiện phát triển kinh tế.

Đồng chí Phạm Ngọc Hà, Chủ tịch Hội CCB huyện Lạc Thủy cho biết: "Trong thời gian tới, Hội CCB huyện tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được. Tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên hăng hái thi đua lao động sản xuất để xây dựng được nhiều mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao. Mong muốn các ban, ngành, đoàn thể quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ hội viên khó khăn có điều kiện vươn lên trong cuộc sống. Qua đó sớm xóa được tỷ lệ hộ nghèo, góp phần thúc đẩy KT- XH, xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh”.

Đức Anh

Các tin khác


Giúp doanh nghiệp vượt khó khăn

Kết quả khảo sát vừa được Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) công bố cho thấy các doanh nghiệp đang phải trải qua một giai đoạn đặc biệt khó khăn. Hàng loạt kiến nghị, đề xuất mang tính cấp bách từ cộng đồng doanh nghiệp cũng đã được đề xuất, hướng đến tháo gỡ các nút thắt ngay trước mắt nhằm củng cố niềm tin và gia tăng nội lực để doanh nghiệp vượt qua giai đoạn nhiều thách thức hiện nay.

Đẩy mạnh phát triển hạ tầng thương mại, điện tử

(HBĐT) - Theo đánh giá của ngành Công Thương, trong 3 năm qua, thương mại nội tỉnh giữ vững đà tăng trưởng ổn định. Tốc độ tăng của tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ xã hội trong giai đoạn 2021 - 2023 đạt khoảng 17,96%.

Phát triển sản phẩm OCOP để nâng giá trị nông sản địa phương

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Đà Bắc đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế để xây dựng sản phẩm OCOP, góp phần nâng cao giá trị các nông sản đặc trưng.

Dự án khu đô thị Mường Khến Heritage: Chủ đầu tư cam kết đảm bảo quyền sở hữu lâu dài, pháp lý an toàn

(HBĐT) - Thời gian qua, dư luận xã hội xuất hiện thông tin dự án khu đô thị (KĐT) Mường Khến Heritage tại thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) do Công ty TNHH KĐT Mường Khến làm chủ đầu tư (CĐT); đơn vị phát triển dự án là Công ty CP đầu tư năng lượng xây dựng thương mại Hoàng Sơn (Công ty Hoàng Sơn) có dấu hiệu không trung thực (lừa dối), khi giới thiệu dự án ghi đất sử dụng lâu dài, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) là đất có thời hạn sử dụng 50 năm...

Gala kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Hoà Bình

(HBĐT) - Tối 28/5, Hội Doanh nghiệp trẻ (HDNT) tỉnh tổ chức Gala kỷ niệm 20 năm thành lập Hội (2003 - 2023). Tham dự về phía T.Ư có các đồng chí: Hoàng Bình Quân, nguyên Ủy viên BCH T.Ư Đảng, nguyên Trưởng Ban Đối ngoại T.Ư, Chủ tịch danh dự Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam; Đặng Hồng Anh, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam và các đồng chí Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam.

Giảm tiếp lãi vay để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi

Lãi suất điều hành vừa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định giảm thêm 0,5 điểm phần trăm, tạo cơ sở giảm tiếp lãi vay. Mặc dù lãi suất cho vay đang có động thái giảm, nhưng thực tế vẫn ở mức cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục