(HBĐT) - Quy hoạch sản xuất cam của tỉnh lớn nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu về tiêu thụ sản phẩm. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu do thương lái nên thường bị ép giá, giá cả chưa ổn định. Công ty TNHH MTV Cao Phong với vai trò nòng cốt trong sản xuất cam vẫn chưa chủ động chuyển đổi doanh nghiệp, tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái nhiều khó khăn. Chuỗi giá trị trái cây còn nhiều khâu trung gian… Đây là những vấn đề đặt ra trong quản lý Chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong.
HTX
Nông nghiệp và dịch vụ Hà Phong (Cao Phong) tổ chức sản xuất cam theo quy trình
VietGAP, thực hiện gắn tem truy xuất nguồn gốc để quản lý sản phẩm.
Trên địa bàn huyện hiện có hơn 2.800 ha cây ăn
quả có múi, trong đó có 1.900 ha cam, trên 900 ha quýt, bưởi. Diện tích thời kỳ
kinh doanh trên 1.200 ha, còn lại đang trong thời kỳ kiến thiết, sản lượng niên
vụ 2017 -2018 đạt trên 33.000 tấn. Việc sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP
những năm qua đã được triển khai đến hộ dân. Huyện hỗ trợ và cấp cho 315 hộ sản
xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 423,36 ha. Trong đó, năm 2014
cấp được 46,97 ha cho 15 hộ, năm 2015 cấp được 59,5 ha cho 100 hộ, năm 2016 cấp
được 141,89 ha cho 120 hộ, năm 2017 cấp được 164,6 ha cho 87 hộ. Các hộ sản
xuất cam theo quy trình tiêu chuẩn VietGAP chủ yếu ở các xã Bắc Phong, Dũng
Phong, Thu Phong và thị trấn Cao Phong. Hiện có 2 tổ chức được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Qua trao đổi với đồng chí Phạm Văn Thụy, Trưởng phòng
Kinh tế và Hạ tầng huyện Cao Phong được biết từ sau khi có Quyết định số 3947
ngày 5/11/2014 của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa
lý cho sản phẩm cam quả, UBND huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo quản lý và phát
triển chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong nhằm quản lý chặt từ giống, quy trình kỹ
thuật, chất lượng VietGAP, ATTP, thuốc BVTV… cho việc sản xuất cam. Thực hiện
Quyết định số 27 ngày 24/9/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định quản lý
và sử dụng chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong, UBND huyện đã thành lập và ban hành
quy chế hoạt động ban kiểm soát Chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam quả.
Công tác tuyên truyền, phổ biến và giám sát việc tuân
thủ các quy định về quản lý sử dụng Chỉ dẫn địa lý được triển khai. Cụ thể
huyện đã tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cam
quả được cấp giấy chứng nhận tuân thủ các quy định, tổ chức các hội nghị tuyên
truyền tới nhân dân về mẫu bao bì, lô gô, tem nhãn mang chỉ dẫn địa lý trên Đài
TT - TH, Cổng thông tin điện tử, phát tờ rơi… Thông báo cho các tổ chức, cá
nhân kinh doanh cam, người tiêu dùng trên các phương tiện thông tin đại chúng biết
về thời vụ thu hoạch cam Cao Phong, nhận biết và lựa chọn các địa chỉ tin cậy
để mua sản phẩm. Trên địa bàn có 4 Hội trồng cam được thành lập ở thị trấn Cao
Phong, các xã: Thu Phong, Dũng Phong, Tân Phong và 27 HTX dịch vụ nông nghiệp.
Các tổ chức này đã tham gia tích cực trong công tác sản xuất, kinh doanh, góp
phần quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
Trong số đó có một số doanh nghiệp đã đi đầu triển
khai tem truy xuất nguồn gốc dán trên quả cam như công ty TNHH Hùng Phong, HTX
Hà Phong, HTX Anh Tú, ông Bang - thị trấn Cao Phong. Niên vụ 2017 - 2018, các
doanh nghiệp này đã sử dụng khoảng trên 20 vạn tem. Hội Nông dân huyện sử dụng
khoảng 7.000 tem có mã vạch truy xuất nguồn gốc. Ngoài ra có 315 hộ cá thể đã
cấp chứng nhận VietGAP đều được sử dụng mã vạch riêng để quản lý và truy xuất
nguồn gốc. Các lễ hội và hội chợ cam tổ chức hàng năm đã góp phần quảng bá sản
phẩm đến du khách thập phương. Cam Cao Phong đã được cấp chứng thư "Thương hiệu
- Nhãn hiệu nổi tiếng năm 2016”, chứng nhận là sản phẩm đạt 10 thương hiệu được
yêu thích trên thị trường, góp phần quảng bá, nâng cao giá trị sản phẩm.
Niên vụ 2016 - 2017, qua kiểm soát đã phát hiện, xử lý
nghiêm 1 trường hợp hộ sản xuất nhái bao bì Công ty TNHH MTV Cao Phong, tịch
thu 1.928 chiếc bao bì nhái. Niên vụ 2017 - 2018, qua kiểm tra của lực lượng
chức năng không phát hiện vụ việc nào. Giá cam Cao Phong trên thị trường bình
ổn, không phát hiện vụ việc trà trộn các loại cam khác với cam Cao Phong.
Đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho
biết: Để kiểm soát, quản lý tốt hơn Chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong, huyện đang
tập trung thực hiện các giải pháp, trong đó dành quan tâm hàng đầu về tuyên
truyền, phổ biến đến các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm cam quả
sử dụng mẫu bao bì chung của huyện. Vận động các tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh cam đăng ký giấy chứng nhận sử dụng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cao
quả theo đúng quy định. Việc tổ chức các hoạt động lễ hội, hội chợ, xúc tiến
thương mại, liên doanh, liên kết xây dựng, hình thành các trung tâm bán buôn,
bán lẻ tại các chợ đầu mối, các tỉnh bạn để đẩy mạnh tiêu thụ cam Cao Phong
cũng được tăng cường. Huyện tiếp tục thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản
xuất để xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Duy trì sự
phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm
bảo chất lượng các loại cam lưu thông trên thị trường và khả năng truy xuất
nguồn gốc của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Đẩy mạnh hình thành các liên kết vùng
trong sản xuất, rải vụ thu hoạch và tiêu thụ.
Bùi Minh
Tại Kỳ họp lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, một trong nội dung được các đại biểu quan tâm là Chính phủ đang trình Quốc hội giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% đối với một số hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều đại biểu cho rằng nên mở rộng chính sách giảm thuế này với tất cả hàng hóa, dịch vụ thay vì chỉ giới hạn đối với một số ngành, lĩnh vực.
(HBĐT) - Ngày 26/5, UBND huyện Lương Sơn ban hành Quyết định số 904 xử phạt hành chính 40 triệu đồng đối với Công TNHH Legacy Riverside, số nhà 01, ngõ 21, đường Phạm Văn Đồng, tiểu khu 13, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Khởi công xây dựng công trình chưa có mặt bằng được bàn giao, thiếu mặt bằng xây dựng theo tiến độ dự án khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đông Trường Sơn tại huyện Lương Sơn.
(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa ban hành Công văn số 1120 gửi các cơ quan thông tấn báo chí T.Ư và địa phương, các sở, ngành trong tỉnh thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023.
Trong tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 900 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2022 và các mặt hàng chủ lực đều giảm sâu từ tháng 4, như cá tra giảm 52%, tôm sụt giảm 35%, cá ngừ giảm 38% và mực bạch tuộc giảm 11%...
(HBĐT) - Ngày 30/5, Bộ GTVT và UBND tỉnh tổ chức bàn giao cơ quan có thẩm quyền Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ (QL) 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. Các đồng chí: Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Với kinh nghiệm nhiều năm xây dựng và phát triển mô hình vườn ao chuồng, bà Bùi Thị Lý ở xóm Ào U, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã chuyển đổi nhiều giống cây trồng, từ lúa nước đến các loại rau, củ, quả. Nhận thấy tiềm năng của cây nha đam có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, bà Lý mạnh dạn đầu tư phát triển giống cây này tại địa phương.