(HBĐT) - Từ vùng đất này, những sản vật đặc trưng đã tự tin vươn ra thị trường bằng chất lượng tuyệt vời và giá trị thương hiệu đã được định vị. Ngày nay, nhắc đến huyện Tân Lạc, người ta liên tưởng ngay đến những cái tên đầy sức hút như: bưởi đỏ Tân Lạc, mía tím Phú Vinh, rau su su Quyết Chiến… Có thể coi đây là một trong những thành tựu nổi bật và tiêu biểu nhất, thể hiện sâu sắc cho quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tân Lạc sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 21 của BCH T.ư Đảng khóa X (Nghị quyết số 21) về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.


Đối với địa phương có xuất phát điểm thấp như huyện Tân Lạc, việc thực hiện Nghị quyết số 21 là một thách thức lớn. Trong bối cảnh khó khăn về nguồn lực, Huyện ủy, UBND huyện xác định: Tổ chức triển khai Nghị quyết số 21 phải có trọng tâm, trọng điểm, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Theo đó, nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã được thống nhất cao, phổ biến đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Tân Lạc với nội dung cốt lõi là khuyến khích phát triển đa dạng các loại hình sở hữu theo quy định của pháp luật, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất, kinh doanh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện cho thị trường phát triển. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc xây dựng và phát triển thương hiệu đối với các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của huyện như bưởi đỏ, mía tím, rau su su…


Rau sạch của các xã vùng cao Tân Lạc đã được đưa về tiêu thụ tại thị trường Hà Nội, được người tiêu dùng đánh giá cao. ảnh: Hội chợ giới thiệu sản phẩm nông nghiệp Giảng Võ - Hà Nội.

Bám sát các chủ trương, kế hoạch đã ban hành, UBND huyện Tân Lạc đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, trong đó chú trọng phát triển sản xuất hàng hóa đối với các sản phẩm lợi thế của địa phương, hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi nhằm tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, HTX mở rộng sản xuất. Trong 10 năm qua, toàn huyện đã thành lập mới và chuyển đổi được 25 HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Để tạo môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi cho khu vực kinh tế tập thể, trong đó nòng cốt là các HTX, huyện Tân Lạc đã cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, ưu đãi về thuế, hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng đối với HTX nông nghiệp…

Ngoài ra, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản theo thẩm quyền để triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, cơ chế trên các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp, HTX như cải cách thủ tục hành chính, các chính sách an sinh xã hội về bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh, sinh viên, chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em mầm non…

Theo đánh giá của UBND huyện Tân Lạc: Cùng với lĩnh vực kinh tế, huyện đã đạt được những kết quả nổi bật về xóa đói, giảm nghèo và an sinh xã hội sau 10 năm quyết tâm thực hiện Nghị quyết số 21. Trong 10 năm qua, huyện đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, cộng đồng xã hội tập trung đầu tư cải thiện kết cấu hạ tầng, hỗ trợ xây dựng nhà ở, vốn, kỹ thuật và điều kiện để phát triển sản xuất cho người nghèo, vùng nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản, từ đó cải thiện đời sống của nhân dân. Thống kê cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm 2-3%, đến nay còn 22,3%, tổng giá trị sản xuất tăng bình quân ở mức 13,5%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, thu nhập bình quân đầu người năm 2018 ước đạt 38,46 triệu đồng, thu NSNN tăng bình quân 15%/năm, đời sống văn hóa của người dân ngày càng được nâng cao, đời sống vật chất ngày càng được cải thiện... Tất cả tạo thành sức mạnh tổng hợp để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tân Lạc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 21 với quyết tâm: hướng tới nền kinh tế thị trường với những giá trị tốt đẹp và bền vững.


Thu Trang


Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục