(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 11/5/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về huy động các nguồn lực xây dựng vùng trung tâm huyện Lương Sơn trở thành đô thị loại IV, 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền tỉnh, sự chung sức của cả hệ thống chính trị huyện Lương Sơn, huyện cửa ngõ này của tỉnh đã có chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với việc xây dựng vùng trung tâm huyện Lương Sơn trở thành đô thị loại IV, tạo tiền đề sớm thành lập thị xã Lương Sơn.


Theo đó, những năm qua, công tác thu hút các nguồn lực đầu tư vào địa bàn huyện được quan tâm, tăng cường; các ngành nghề sản xuất, kinh doanh ngày càng đa dạng, góp phần phát triển KT - XH của tỉnh nói chung, huyện Lương Sơn nói riêng.

Công tác triển khai lập, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được thực hiện đúng theo các quy định hiện hành, đáp ứng được chất lượng và tiến độ đề ra, đảm bảo là công cụ định hướng phát triển đô thị trên địa bàn huyện Lương Sơn.

Bên cạnh đó, công tác quy hoạch, phát triển các khu dân cư, khu nhà ở mới trên địa bàn huyện cũng được quan tâm đầu tư xây dựng đã góp phần thu hút người dân tập trung về khu vực nội thị kinh doanh thương mại, dịch vụ và sinh hoạt theo quy hoạch đô thị. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ tiếp tục được thúc đẩy, thông qua đó chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp diễn ra tương đối mạnh mẽ.

Rõ ràng trong những năm gần đây, vùng trung tâm huyện Lương Sơn, nhất là khu vực thị trấn đã được "khoác tấm áo mới”. Ngoài khu công nghiệp Lương Sơn - điểm nhấn trong công tác thu hút đầu tư của tỉnh nói chung, của huyện nói riêng thì Lương Sơn đã có những công trình, dự án nổi bật, mang dáng dấp của đô thị hiện đại, văn minh. Trong đó không thể không nhắc đến dự án Khu dân cư thương mại và chợ trung tâm huyện Lương Sơn (Phố chợ Lương Sơn) là một trong những công trình trọng điểm phát triển hạ tầng kinh tế và thương mại dịch vụ của địa phương. Dự án có quy mô hơn 10 ha. Về tổng thể, Phố chợ Lương Sơn được quy hoạch đồng bộ về chức năng, đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; đồng thời quan tâm sâu sắc đến kiến trúc cảnh quan và không gian sống, xứng đáng được coi là đô thị kiểu mẫu trong khu vực.


Dự án Phố chợ Lương Sơn là một trong những công trình trọng điểm phát triển hạ tầng kinh tế và thương mại dịch vụ của địa phương.

Ngoài ra, tình hình thu, chi ngân sách của huyện cũng đạt được những kết quả tích cực, tạo tiền đề cho việc đầu tư xây dựng vùng trung tâm huyện Lương Sơn. Cùng với đó, kết quả huy động các nguồn lực đầu tư phát triển trên địa bàn huyện cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Huyện đã có 65 dự án được quyết định chủ trương đầu tư, trong đó có 11 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đăng ký khoảng 145 triệu USD, 54 dự án đầu tư trong nước vốn đăng ký 9.550 tỷ đồng, vốn thực hiện 517 tỷ đồng.

Ngoài nguồn vốn ngân sách Nhà nước, tỉnh đã tập trung huy động các nguồn vốn từ doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH. Tổng các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng huyện giai đoạn 2012-2017 đạt khoảng 905 tỷ đồng; trong đó, tổng vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, nguồn trái phiếu Chính phủ và vốn ODA đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội của huyện đạt trên 530 tỷ đồng.

Hàng năm, tỉnh cũng hỗ trợ huyện Lương Sơn từ nhiều nguồn vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và thực hiện các nhiệm vụ quan trọng khác. Qua đó, hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH của huyện từng bước được xây dựng phù hợp với yêu cầu phát triển của một đô thị văn minh, hiện đại.

Tiếp sức cho hành trình xây dựng vùng trung tâm huyện Lương Sơn trở thành đô thị loại IV không thể không nói về nỗ lực cả hệ thống chính trị huyện, của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân đồng thuận thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXV, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Đã có 11/18 chỉ tiêu đạt và vượt Nghị quyết Đại hội. Trong 3 năm (2016, 2017, 2018) tổng vốn đầu tư toàn xã hội của huyện đạt 35% GRDP; thu ngân sách Nhà nước tăng bình quân 14,4%/ năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,9% so với đầu nhiệm kỳ (năm 2017 còn 4,83%); cơ cấu tổng sản phẩm địa phương chuyển dịch theo hướng tích cực: Công nghiệp – xây dựng chiếm 60,2%, dịch vụ 26,6%, nông, lâm, ngư nghiệp 13,2%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá, ước đến hết năm 2018 sẽ đạt 101% Nghị quyết. Có 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, huyện có đang bước tiến vững chắc để đến năm 2020 đạt huyện nông thôn mới như kế hoạch đã đề ra.

Những kết quả đạt được khá nổi bật, tuy nhiên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đánh giá: Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-TU trên địa bàn huyện Lương Sơn vẫn còn những hạn chế cần được tháo gỡ. Việc thu hút người dân tập trung về khu vực nội thị nhằm tăng dân số cơ học và chuyển dịch lao động còn chậm. Thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt thấp. Kết quả thu hút đầu tư chưa đạt kế hoạch, lộ trình đề ra; số dự án đi vào sản xuất, kinh doanh và số vốn giải ngân còn hạn chế; chưa có định hướng thu hút đầu tư mang tính chất đặc trưng cho từng vùng trên địa bàn huyện, chưa có tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư để ưu tiên các nhà đầu tư có năng lực. Lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng du lịch sinh thái, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất nông nghiệp sạch chưa được phát huy hiệu quả. Những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có giá trị khác biệt, tính cạnh tranh cao, giá trị gia tăng lớn còn hạn chế...

Để tiếp tục đạt kết quả thiết thực và tháo gỡ khó khăn, hạn chế, BTV Tỉnh ủy vừa ban hành Kết luận số 174- KL/TU, ngày 12/7/2018 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 11/5/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về huy động các nguồn lực xây dựng vùng trung tâm huyện Lương Sơn trở thành đô thị loại IV, tạo tiền đề để sớm thành lập thị xã Lương Sơn. Theo đó, BTV Tỉnh ủy đề nghị: Các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu về phát triển kết cấu hạ tầng, chỉ tiêu về phát triển dân số và các chỉ tiêu xã hội khác đảm bảo các tiêu chí về đô thị được quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.


Bình Giang


Các tin khác


Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 312/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục