(HBĐT) - Theo phản ánh của cử tri, nhân dân huyện Cao Phong: Những năm gần đây, sản phẩm cây có múi (cam, quýt) trên địa bàn tỉnh tăng cả về diện tích và sản lượng. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ lại hạn hẹp, thiếu ổn định. Đề nghị tỉnh có quy hoạch, định hướng cụ thể để sản phẩm cây có múi phát triển bền vững.

Vấn đề cử tri nêu, UBND tỉnh có ý kiến như sau: Về quy hoạch phát triển cây có múi, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3086, ngày 27/12/2013 phê duyệt "Quy hoạch phát triển sản xuất cam an toàn tập trung tỉnh Hòa Bình đến năm 2020”. Theo đó, đến năm 2020, tổng diện tích quy hoạch cam an toàn tập trung đạt 5.084 ha. Ngày 13/11/2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2245/QĐ-UBND phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cây có múi, an toàn tập trung tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Trong đó, quy hoạch sản xuất cây có múi an toàn, tập trung của tỉnh Hòa Bình đến 2020 đạt trên 12.100 ha; định hướng đến năm 2025 đạt trên 17.500 ha. Trong quy hoạch cây có múi, tỉnh đã phân tích mẫu đất, mẫu nước và xác định rõ diện tích đủ điều kiện trồng cây có múi chi tiết đến từng xứ đồng. Để quản lý tốt phát triển cây có múi đúng theo quy hoạch, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện rà soát diện tích cây có múi tại địa bàn, không để phát triển cây có múi trái với quy hoạch đã ban hành.

- Về định hướng phát triển sản phẩm cây có múi bền vững: Dự kiến đến năm 2020, sản lượng cây có múi đạt trên 166 ngàn tấn. Vì vậy, trong quy hoạch đã xác định thị trường tiêu thụ chính cây ăn quả có múi là tiêu thụ quả tươi tại các thành phố lớn (chiếm 65%); phục vụ chế biến, xuất khẩu (chiếm 35%). UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở NN &PTNT và các địa phương triển khai thực hiện các giải pháp như: xây dựng cơ cấu giống cây có múi đáp ứng rải vụ thu hoạch (kéo dài 9 tháng trong năm); tăng cường công tác chứng nhận chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường khâu xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm; khuyến khích, tạo hành lang pháp lý thu hút đầu tư xây dựng nhà máy bảo quản, chế biến sản phẩm cây có múi nhằm tăng giá trị gia tăng, ổn định thị trường.


                                                                                   PBĐ-TL (TH)


Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục