(HBĐT) - So với những năm 2010, 2011 trở về trước, hạ tầng vùng đồng bào dân tộc huyện Kim Bôi đã có diện mạo đổi khác nhiều. Là một trong những địa phương có số xã, xóm thuộc diện đầu tư Chương trình 135 nhiều nhất của tỉnh (20/28 xã), mỗi năm, từ dự án, chính sách dân tộc đã dành nguồn lực khoảng 20 tỷ đồng để cải thiện cơ sở hạ tầng xóm, xã vùng đặc biệt khó khăn. Nhìn vào hệ thống cơ sở hạ tầng các xã Trung Bì, Bắc Sơn, Nật Sơn, Thượng Tiến, Vĩnh Đồng… cho thấy sự đổi thay rõ rệt nhất.


Tính riêng năm 2017, từ tiểu dự án hỗ trợ đầu tư hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xóm đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II đã đầu tư hàng loạt công trình đáp ứng phát triển KT-XH và nhu cầu dân sinh. Các công trình đều được xây dựng với phương châm vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ, vốn đối ứng ngân sách tỉnh, có vận động nhân dân cùng đóng góp ngày công, giải phóng mặt bằng. Trong đó, một số công trình quan trọng đã hoàn thành đúng tiến độ như ngầm xóm Thông, xã Cuối Hạ có chiều dài 0,3 km, tổng đầu tư 840 triệu đồng, cộng đồng đóng góp 40 triệu đồng. Sửa chữa, nâng cấp đường giao thông xóm Vay, xã Thượng Tiến dài 1 km, tổng đầu tư 1,150 tỷ đồng, cộng đồng đóng góp 50 triệu đồng. Sửa chữa, nâng cấp hệ thống nước sinh hoạt xóm Lập, xã Lập Chiệng giá trị đầu tư 525 triệu đồng, cộng đồng đóng góp 25 triệu đồng. Nhà sinh hoạt cộng đồng xóm Mát, xã Nật Sơn, quy mô đầu tư 145 m2, tổng kinh phí 850 triệu đồng. Nhà sinh hoạt cộng đồng xóm Bêu, xã Mỵ Hòa quy mô đầu tư 170 m2, tổng kinh phí 1 tỷ đồng… Trong năm có 39 công trình được triển khai, trong đó vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 21,2 tỷ đồng, vốn huy động khác trên 1 tỷ đồng.


Từ nguồn vốn 135, trường tiểu học và THCS xã Nật Sơn (Kim Bôi) được xây dựng khang trang, có đầy đủ lớp học và công trình phụ trợ như tường bao, đường giao thông cứng hóa.

Giai đoạn 2018 - 2019, cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện sẽ tiếp tục được đầu tư trên cơ sở nhu cầu, nguyện vọng của cộng đồng với 44 danh mục công trình, trong đó công trình được lựa chọn nhiều nhất là giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh với 21 công trình, 17 công trình nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng, 1 công trình thủy lợi 1 công trình giáo dục, 1 công trình nước sinh hoạt và 3 công trình khác. Các công trình có tổng mức đầu tư bình quân từ 900 triệu đồng đến trên 1 tỷ đồng, như: công trình nâng cấp đường giao thông xóm Thao Con, xã Vĩnh Tiến 950 triệu đồng; nhà sinh hoạt cộng đồng xóm Đúp, xã Tú Sơn diện tích 140 m2, giá trị đầu tư 1,150 tỷ đồng; xây dựng chợ Chỉ, xã Hùng Tiến có mức đầu tư 1,150 tỷ đồng; sửa chữa, nâng cấp đường giao thông xóm Bà Rà mức đầu tư 950 triệu đồng; ngầm liên xóm Ký - Sằn, xã Hợp Đồng mức đầu tư 1,150 tỷ đồng; nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng xóm Bôi Câu, xã Kim Bôi mức đầu tư 1,150 tỷ đồng…

Sự đầu tư, hỗ trợ kịp thời từ các chương trình, dự án và chính sách dân tộc đã thúc đẩy và hoàn thiện các tiêu chí xây dựng NTM ở địa phương. Trong đó, một số xã vùng đặc biệt khó khăn trước đây nhờ đó mà cán đích NTM đúng lộ trình như Bắc Sơn, Trung Bì.

Theo đồng chí Nguyễn Thành Trung, Trưởng phòng Dân tộc huyện Kim Bôi, với trên 117.000 người, nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó 83% là dân tộc Mường, 14% dân tộc Kinh, 3% dân tộc Dao và các dân tộc khác, KT-XH của huyện còn nhiều khó khăn, hộ nghèo tính đến năm 2017 còn 29,79%, hộ cận nghèo chiếm 21,63%. Với dự án, chính sách dân tộc được triển khai đã làm thay đổi đời sống văn hóa tinh thần và vật chất của đồng bào vùng dân tộc. Các công trình sau đầu tư phát huy hiệu quả thiết thực đối với phát triển KT-XH, sinh hoạt cộng đồng dân cư. Bên cạnh đó, dự án, chính sách dân tộc còn dành hàng tỷ đồng mỗi năm hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt, tập huấn kỹ thuật thực hiện mục tiêu đẩy nhanh công cuộc giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.


Bùi Minh


Các tin khác


Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

Huyện Lạc Sơn khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới. Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.

Giữ đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.

UBND tỉnh làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục