(HBĐT) - "Đến thời điểm này, chúng tôi có thể thở phào nhẹ nhõm khi nhìn lại những diễn biến căng thẳng trong vụ sản xuất vừa qua” - chị Đinh Thị Biền (xóm Trang, xã Đông Bắc, huyện Kim Bôi) phấn khởi nói, nụ cười tươi nở trên khuôn mặt lấm tấm mồ hôi. Tuy diện tích cấy không nhiều nhưng với gần 2 sào ruộng canh tác đảm bảo năng suất, nhà chị Biền chắc chắn sẽ có đủ gạo ăn từ nay đến cuối vụ sau, không bị rơi vào cảnh "trồng lúa mà phải đi đong gạo” như vụ mùa năm trước.

Cũng như chị Đinh Thị Biền, nhiều nông dân canh tác lúa trên địa bàn huyện Kim Bôi vui mừng thu hoạch lúa vụ mùa 2018 sau khi đã vượt qua rất nhiều áp lực. Trong vụ này, khó khăn chồng chất khó khăn nên họ phải cố gắng rất nhiều để có được kết quả như hôm nay. Đến giữa tháng 10, toàn huyện cơ bản hoàn tất thu hoạch lúa với tổng diện tích trên 3.200 ha, năng suất bình quân đạt gần 50 tạ /ha. Đây là kết quả rất đáng khích lệ đối với Kim Bôi - một trong hai địa bàn từng "nóng” nhất tỉnh (cùng với huyện Mai Châu) khi phải lao đao đối phó với sự bùng phát chưa từng có của bệnh lùn sọc đen trên cây lúa vụ mùa.

 


Nông dân xã Mãn Đức (Tân Lạc) thu hoạch diện tích lúa mùa chính vụ, năng suất ước đạt trên 50 tạ/ha.

Đồng chí Bùi Văn Bộ, Phó trưởng Phòng NN &PTNT huyện Kim Bôi cho biết: Vào vụ mùa năm trước, toàn huyện có trên 1.500 ha lúa mùa bị nhiễm bệnh lùn sọc đen, trong đó khoảng 122 ha nhiễm nặng dẫn đến mất trên 70% năng suất. Do chịu áp lực lớn từ sâu bệnh nguy hiểm này, năng suất, sản lượng và chất lượng lúa vụ mùa của huyện sụt giảm mạnh. Vì thế, rút kinh nghiệm trong vụ mùa năm nay, xuyên suốt từ đầu đến cuối vụ, huyện Kim Bôi đã quyết liệt triển khai các biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa. Cùng với sự vào cuộc đồng bộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và lực lượng chuyên trách, nông dân trong toàn huyện chủ động phòng chống, kiểm soát sự xâm hại của bệnh lùn sạ đen. Kết quả là đã bảo toàn thành công năng suất, chất lượng lúa.

Cùng với lúa, các cây màu khác như ngô, bí xanh, bí đỏ, củ đậu, rau, đậu thực phẩm… cũng cho thu hoạch rộ với sản lượng, chất lượng tốt. Nhìn chung, kết quả sản xuất vụ mùa, hè thu được đánh giá tốt, đảm bảo hoàn thành kế hoạch đề ra, góp phần củng cố kết quả sản xuất nông nghiệp chung của cả năm 2018.

Trên phạm vi toàn tỉnh, nỗ lực vượt qua thách thức cũng được thể hiện rõ trong quá trình sản xuất vụ mùa, hè thu. Xác định sẽ có nhiều khó khăn trong vụ sản xuất này nên ngay từ đầu vụ, Sở NN &PTNT đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố tăng cường chỉ đạo sản xuất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch gieo trồng trong điều kiện thời tiết bất thuận. Tuy nhiên trên thực tế, diễn biến thời tiết cực đoan đã liên tiếp gây áp lực cho sản xuất. Đầu tiên là đợt nắng nóng kéo dài trên diện rộng ngay từ đầu vụ khiến các địa phương phải đẩy lùi thời vụ, tiến độ sản xuất chậm nhiều so với kế hoạch đề ra. Ngay sau đó, đến trung tuần tháng 7 lại xảy ra đợt mưa lũ kéo dài, tiếp tục tạo thêm áp lực cho sản xuất. Cùng với nhiều diện tích đang còn để trống, có nhiều diện tích vừa mới gieo trồng đã bị ngập úng nghiêm trọng buộc phải gieo trồng lại.

Trong khó khăn chồng chất khó khăn, chính sự vào cuộc kịp thời, hiệu quả của ngành chức năng và chính quyền các cấp đã cùng với nông dân vượt khó thành công, tiếp tục có được vụ sản xuất thắng lợi. Vào thời điểm cuối tháng 7 đầu tháng 8, song song với nỗ lực khắc phục hậu quả do thời tiết cực đoan gây ra, Sở NN &PTNT đã chú trọng chỉ đạo công tác bảo vệ thực vật để hạn chế thấp nhất thiệt hại đối với sản xuất trồng trọt. Sở chỉ đạo các cơ quan chuyên môn theo dõi, nắm chắc cơ cấu giống, thời vụ gieo trồng, chủ động dự báo về tình hình sâu bệnh hại, kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo sản xuất, giúp cơ sở phòng trừ hiệu quả, hạn chế thấp nhất mức độ tác động của sâu bệnh đối với các loại cây trồng. Kết quả là tình hình sâu bệnh hại trên cây trồng vụ mùa, hè thu đã được kiểm soát tốt. Nhìn chung, các đối tượng sâu bệnh có mật độ, tỷ lệ, diện phân bố và mức độ gây hại thấp hơn trung bình nhiều năm và so với cùng kỳ năm 2017. Nhờ thực hiện tốt công tác bảo vệ thực vật, sản xuất vụ mùa, hè thu năm nay đã vượt qua khó khăn, đạt những kết quả đáng ghi nhận.

Thống kê đến giữa tháng 10, các địa phương đã thu hoạch trên 10.000 ha lúa vụ mùa, đạt gần 50% tổng diện tích, đánh giá bước đầu năng suất bình quân đạt 50 tạ /ha. Cùng với lúa, các cây trồng khác cũng được khẩn trương thu hoạch để đảm bảo tiến độ sản xuất vụ đông. Theo đánh giá của Sở NN &PTNT, mặc dù có nhiều áp lực nhưng kế hoạch gieo trồng vụ mùa, hè thu vẫn được đảm bảo cả về diện tích lẫn sản lượng, góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất nông nghiệp 9 tháng đầu năm. Kết quả thống kê cho thấy, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt toàn tỉnh đạt 76,9 nghìn ha, sản lượng đạt 36 vạn tấn, đạt 100% kế hoạch. Trong đó, diện tích lúa cấy 38,2 nghìn ha, năng suất ước 52, 7 tù/ha, sản lượng 21 vạn tấn, đạt 100% kế hoạch; diện tích ngô khoảng 38 nghìn ha, năng suất ước 41 tạ /ha, sản lượng 15 vạn tấn. Ngoài ra, các cây trồng hàng năm khác, đặc biệt là cây ăn quả có múi tiếp tục chứng minh vai trò ngày càng quan trọng giúp nâng cao giá trị sản xuất ngành trồng trọt nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. Được biết, giá trị sản xuất trồng trọt 9 tháng qua, đã vượt 5,7% so với cùng kỳ, góp phần nâng giá trị sản xuất toàn ngành đạt trên 3.995 tỷ đồng, vượt cùng kỳ 4,6%. Với kết quả này, dự kiến giá trị sản xuất nông nghiệp cả năm nay sẽ đạt khoảng 7.467 tỷ đồng, vượt 4,6% so với cùng kỳ năm 2017. 

 


                                                         Thu Trang

Các tin khác


"Kích hoạt" công tác xuất khẩu lao động trong tình hình mới

(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó. Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động

Xuất khẩu rau quả: Tiềm năng từ thị trường tỷ dân

Kể từ khi mở cửa từ đầu năm nay, Trung Quốc vẫn được đánh giá là thị trường tỷ dân đầy tiềm năng của rau quả Việt Nam.

Huyện Mai Châu: Lấy ý kiến của Nhân dân về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

(HBĐT) - Ngày 16/3, UB MTTQ huyện Mai Châu tổ chức hội nghị lấy ý kiến của Nhân dân xã Tân Thành, Sơn Thủy về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La). Dự hội nghị có đại diện MTTQ tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh và hơn 300 hộ dân của 4 xóm thuộc xã Tân Thành, đại diện xã Sơn Thủy.

Huyện Lạc Sơn gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn

(HBĐT) - Ngày 17/3, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trên địa bàn huyện. 

Hội Liên hiệp phụ nữ tp Hòa Bình: Đề án 939 đồng hành cùng phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp

(HBĐT) - Thực hiện Đề án 939 về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hòa Bình đã có nhiều hoạt động thiết thực đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Nhờ các chương trình hỗ trợ của Đề án 939 đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, phụ nữ.

Tổng nguồn vốn huy động đạt gần 40.600 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, tổng nguồn vốn huy động trên toàn địa bàn đến cuối tháng 2/2023 của các tổ chức tín dụng đạt gần 40.600 tỷ đồng, tăng 0,9% so với đầu năm, trong đó, vốn huy động từ tổ chức và dân cư đạt khoảng 30.500 tỷ đồng, tăng 1,3%, huy động tiền gửi từ dân cư chiếm trên 72,5%/vốn huy động. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục