(HBĐT) - Những năm gần đây, nhờ sự nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu thị trường, nông dân xã Đông Lai đã tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Nhờ đó, Đông Lai trở thành một trong những xã có diện tích trồng bưởi, trồng sả nhiều nhất ở huyện Tân Lạc. Không ít hội viên hội nông dân (HND) đã đổi đời, tạo khí thế sôi nổi trong phong trào thi đua làm kinh tế giỏi.


 

Nhiều hội viên Hội Nông dân xã Đông Lai (Tân Lạc) thu được hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ trồng bưởi đỏ. (Ảnh chụp tại vườn bưởi của gia đình ông Nguyễn Xuân Chung, xóm Bái Trang 2).

 

Đồng chí Bùi Văn Tuân, Chủ tịch HND xã cho biết: HND xã Đông Lai hiện có 16 chi hội với gần 800 hội viên. Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói, giảm nghèo và giảm nghèo bền vững luôn được HND xã xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác Hội. Hàng năm, Hội bám sát các chỉ tiêu kế hoạch về phát triển KT-XH của Đảng uỷ, UBND xã, coi đó là chỉ tiêu phấn đấu cho các chi hội. Những năm gần đây, hội viên HND tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nổi bật là xóa bỏ vườn tạp để đưa bưởi đỏ, sả vào trồng. Nhờ áp dụng KH-KT, sự cần cù, chịu khó, HND xã Đông Lai đã xuất hiện nhiều hội viên làm kinh tế giỏi.

Không khó để liệt kê những nông dân có thu nhập vài trăm triệu đồng, thậm chí cả tỷ đồng từ trồng bưởi đỏ ở xã Đông Lai. Ví như gia đình ông Đặng Minh Dung, xóm Tân Lai. Trên diện tích 0,7 ha đất vườn, trước khi trồng bưởi đỏ, gia đình ông Dung đã trồng nhiều loại cây nhưng thu nhập bấp bênh. Thế nhưng, nhờ cái duyên với cây bưởi đỏ, đến nay, từ 200 gốc bưởi, gia đình ông đều đặn thu từ 300 - 400 triệu đồng mỗi năm.

Ngay liền kề xóm Tân Lai là xóm Đồng Tiến, xóm được coi là nơi xuất xứ của cây bưởi đỏ. Chúng tôi đã nhiều dịp được mục sở thị những cây bưởi sai trĩu cành, "cõng” hàng trăm quả căng tròn, vàng óng và mỗi cây bưởi đem lại cả chục triệu đồng mỗi năm cho người nông dân xóm Đồng Tiến. Một số hộ trồng bưởi tiêu biểu ở xóm như: Bùi Văn Vinh, Vũ Văn Bảy, Trần Công Đảm.

Ngoài xóm Tân Lai và Đồng Tiến, hiện, cây bưởi được trồng rộng khắp các xóm trên địa bàn xã Đông Lai với tổng diện tích khoảng 170 ha, trong đó có trên 70 ha đã và đang cho thu hoạch. "Gia đình trồng khoảng 400 gốc, năm ngoái có 60 gốc cho thu hơn 100 triệu đồng. Năm nay, khoảng 120 cây sẽ cho thu hoạch. So với trồng ngô, sắn hay cây mía như trước đây thì trồng bưởi hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều”, ông Nguyễn Xuân Chung, xóm Bái Trang 2 cho biết.

Ngoài bưởi đỏ, cây sả cũng là điểm nhấn trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế của nông dân xã Đông Lai. Loài cây "dễ tính” này được trồng đầu tiên ở các xóm Bái Trang 1, Cóm. Đến nay, sả được trồng ở hầu hết các xóm với diện tích 116 ha. Theo bà con chia sẻ, dù hiệu quả kinh tế không cao bằng cây bưởi, tuy nhiên, sả lại không kén đất và đầu tư ban đầu không lớn. Do đó, ở các xóm có nhiều đất đồi, việc đưa cây sả vào trồng là phù hợp.

Để có được những kết quả thiết thực trên, ngoài sự nỗ lực của các hội viên, HND xã Đông Lai đã có nhiều sự hỗ trợ thiết thực, nhất là trong việc hỗ trợ hội viên tiếp cận các nguồn vốn vay. Hiện nay, HND xã nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH và Ngân hàng NN&PTNT cho hơn 1.000 hội viên vay với tổng dư nợ 32 tỷ đồng. "Để tiếp tục lan tỏa phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi và nhân rộng các điển hình tiên tiến, chúng tôi chú trọng mở các lớp tập huấn về KH-KT cho hội viên. Khuyến khích hội viên đưa các giống có giá trị kinh tế cao vào sản xuất theo hướng hữu cơ, chất lượng cao, sạch. Hiện, xóm Tân Lai đã thành lập HTX hữu cơ, đây cũng là hướng HND xã chú trọng nhân rộng ra các xóm trên địa bàn xã”, đồng chí Bùi Văn Tuân, Chủ tịch HND xã Đông Lai cho biết.

Viết Đào


Các tin khác


Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Huyện Lạc Sơn phát triển sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lạc Sơn hiện có 10 sản phẩm của 10 chủ thể được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nhà ở xã hội

(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (NƠXH) trong thời gian qua nhằm thực hiện chủ trương bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và ổn định thị trường bất động sản. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển NƠXH. Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH vẫn tiến triển rất chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc.

Huyện Cao Phong: Nâng cao chất lượng cam phục vụ xuất khẩu

(HBĐT) - Sau khi tới thị trường Anh, cam Cao Phong bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Đây là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng cam trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.

Tháo gỡ vướng mắc giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị mới Trung Minh A

(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục